Xác định được nguyên nhân gây ra co thắt dạ dày có thể giúp cho việc điều trị chúng. Sau đây là 11 tình trạng có thể dẫn đến co thắt dạ dày.
Khi các cơ tại bụng hoạt động quá mức chúng có thể bắt đầu xảy ra co thắt. Các cơn co thắt do làm việc quá sức thường xảy ra ở những người hoạt động thể lực nặng thường xuyên, đặc biệt là các động tác gập bụng. Các triệu chứng khác của tình trạng này:
Cơ bụng đau hay nhạy cảm;
Các cơn đau nặng hơn khi di chuyển.
Mất nước dẫn đến mất các chất điện giải xảy ra do đổ mồ hôi, nôn ói, và tiêu chảy có thể dẫn đến co thắt các cơ trên toàn cơ thể, bao gồm cả cơ trong dạ dày. Tình trạng này xảy ra do cơ cần các chất điện giải như canxi, natri, và magie để hoạt động một cách bình thường. Khi chúng bị mất các chất điện giải này, các cơ có thể bắt đầu hoạt động bất thường và co thắt lại. Các triệu chứng khác của mất nước:
Rất khát nước;
Đau đầu;
Chóng mặt;
Nước tiểu sậm màu.
Dạ dày đầy hơi cũng có thể dẫn đến co thắt các cơ của ruột do cơ thể đang cố gắng đẩy hơi ra. Nếu như bạn bị đầy hơi, bạn có thể có thêm những triệu chứng sau đây:
Bụng căng đầy hơi;
Đau bụng;
Cảm giác no, đầy bụng;
Trung tiện hay ợ nhiều.
Các bệnh như Crohn và viêm loét đại tràng, là những bệnh mãn tính. Bệnh Crohn có thể gây bệnh ở bất kỳ vị trí nào trên ống tiêu hóa, trong khi đó viêm loét đại tràng chỉ ảnh hưởng đến đại tràng. Cả hai bệnh trên đều có thể gây ra tình trạng co thắt ruột. Các triệu chứng khác của viêm ruột bao gồm:
Tiêu chảy;
Sụt cân;
Đau bụng hay co thắt cơ bụng;
Mệt mỏi;
Chảy mồ hôi đêm;
Táo bón;
Lúc nào cũng cảm giác muốn đi vệ sinh.
Hội chứng ruột kích thích (IBS) là một bệnh mãn tính gây ảnh hưởng lên đại tràng. IBS không gây thay đổi các mô trong đường tiêu hóa như trong viêm ruột, nhưng các triệu chứng thì tương tự, bao gồm:
Đau hay co thắt dạ dày;
Cảm giác đầy bụng;
Táo bón;
Tiêu chảy;
Đầy hơi.
Viêm dạ dày và viêm dạ dày – ruột non đều là viêm của dạ dày, nhưng ở viêm dạ dày – ruột non thi các ruột non cũng bị viêm. Nhiễm trùng, ví dụ như Helicobacter pylori, vi-rút Norwalk, hay vi-rút rota, thường gây ra các bệnh trên. Các triệu chứng khác của viêm dạ dày và viêm dạ dày – ruột non:
Viêm đại tràng cũng có thể gây ra co thắt các cơ bụng do sự viêm và kích thích của đại tràng, từ đó dẫn đến co thắt cơ. Một vài vi khuẩn cũng có thể gây ra viêm đại tràng ví dụ như: Clostridium, Salmonella, và E.coli. Các kí sinh trùng như Giardia cũng có thể gây ra viêm đại tràng.
Đôi khi viêm đại tràng còn có thể xảy ra do thiếu máu cung cấp cho ruột. Các cơn co cơ cũng xảy ra trong tình trạng này.
Ruột cũng có thể co thắt khi bạn bị táo bón, do chúng phải giãn ra để phản ứng với sự gia tăng áp lực ở trong lòng.
Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này như: nhiễm trùng, viêm, vừa mới phẫu thuật (đặc biệt khi mổ ở vùng bụng), dùng ma túy, bệnh nặng, và lối sống thụ động. Tắc ruột khiến ruột căng đầy dịch và khí, gây ra dãn và đau ruột.
Liệt nhẹ dạ dày về cơ bản là tắc ruột có liên quan đến dạ dày. Tình trạng này chủ yếu xảy ra ở những bệnh nhân tiểu đường và có thể gây ra co thắt dạ dày đặc biệt là sau khi ăn.
Co thắt dạ dày là hiện tượng thường gặp trong thai kỳ. Hầu hết các nguyên nhân gây co thắt thường vô hại, nhưng bạn cũng cần đi khám bác sĩ nếu như có các cơn co thắt đau, kéo dày hay thường xuyên lặp lại. Một vài nguyên nhân có thể gây ra co thắt dạ dày trong thai kỳ:
Hiện tượng đầy hơi rất thường gặp trong thai kỳ. Nguyên nhân là do progesterone được cơ thể sản xuất ra nhằm hỗ trợ thai cũng có tác dụng làm giãn cơ, kể cả các cơ trong ruột. Do đó sự tiêu hóa bị chậm lại và làm cho hơi bị tích tụ. Các triệu chứng khác bao gồm:
Các cơn gò Braxton-Hicks, còn được gọi là chuyển dạ giả, thường xảy ra vào 3 tháng cuối. Các cơn gò này đem lại cảm giác co thắt cơ nhiều hơn là đau chuyển dạ, và chúng không xảy ra thường. Các cơn gò này vô hại, nhưng vẫn nên tham khảo ý kiến bác sĩ nếu như bạn nghĩ là bạn đang gặp tình trạng đó, nhất là khi chúng xảy ra thường xuyên hơn.
Khi em bé trong bụng lăn hay đạp, cảm giác cũng giống như co thắt cơ ở trong bụng, đặc biệt là vào 3 tháng giữa thai kỳ. Vào thời điểm này, thai nhi chưa đủ lớn để có thể đạp mạnh, cho nên những cử động của thai có thể làm bạn cảm giác như co cơ.
Các cơ của dạ dày bị giãn ra trong thai kỳ để có thể phục vụ cho cả em bé. Khi các cơ căng giãn ra, chúng cũng có thể co nhẹ lại để cố gắng duy trì kích thước ban đầu. Căng giãn cơ cũng có thể dẫn đến các cơn đau nhẹ dai dẳng (Cơn đau dây chằng tròn), nhưng đây được xem là bình thường trong thai kỳ.
Hầu hết các trường hợp co thắt dạ dày đều vô hại và chúng sẽ tự biến mất mà không cần điều trị gì. Nếu như bạn gặp phải các cơn co thắt dạ dày đau nhiều và xảy ra thường xuyên thì đây có thể là dấu hiệu của một bệnh khác nguy hiểm hơn. Hãy đến gặp bác sĩ ngay nếu như bện gặp phải những dấu hiệu sau đi kèm cùng cơ co thắt dạ dày:
Bạn cũng nên đi khám bác sĩ nếu như các cơn co thắt dạ dày gây gián đoạn cuộc sống hằng ngày hoặc làm cho bạn thấy phiền.
Nếu như các cơn co thắt dạ dày làm bạn thấy phiền phức, có nhiều cách để làm giảm được triệu chứng nhanh chóng và điều trị tại nhà. Một số liệu pháp tại nhà trị được các nguyên nhân gây ra co thắt, một số liệu pháp khác làm thư giãn các cơ để chúng ngừng co thắt.
Nếu như bạn gặp các cơn co thắt dạ dày khi đang mang thai, nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng các liệu pháp điều trị tại nhà. Một vài liệu pháp có thể không an toàn để sử dụng lúc mang thai.
Nhiệt liệu pháp có thể làm thư giãn các cơ dạ dày. Liệu pháp này rất có tác dụng nếu hoạt động cơ quá mức là nguyên nhân gây ra các cơn co thắt.
Mát xa vùng bụng cũng có thể làm thư giãn các cơ.
trà hoa cúc cũng có thể được sử dụng để làm thư giãn dạ dày và nó cũng giúp làm dịu lại các cơn co thắt. Trà hoa cúc còn được xem là một biện pháp điều trị đầy hơi.
Nếu các cơn co thắt được gây ra bởi sự thiếu nước, bù lại các chất điện giải là một biện pháp có thể được sử dụng. Hãy dùng các loại nước thể thao như Gatorade hay ăn một quả chuối.
Nên cẩn thận khi dùng chúng nếu như bạn có tiền căn bị suy thận, bởi vì một vài chất điện giải, như Natri, có thể bị tăng đến mức nguy hiểm.
Và nếu như bạn cảm thấy chóng mặt hay bị ngất do thiếu nước thì lượng nước cơ thể của bạn bị mất đi đang ở mức rất nhiều. Nên tìm kiếm trợ giúp y tế ngay để có thể truyền dịch qua đường tĩnh mạch nhằm phòng chống cơ thể rơi vào trạng thái shock và các cơ quan như tim, gan, não và thận vị tổn thương.
Nếu như các cơn co thắt dạ dày gây đau, các thuốc giảm đau như Ibuprofen (Advil, motrin) hay acetaminophen (Tynelol) có thể giúp ích.
Nên cẩn trọng khi dùng thuốc giảm đau. Ibubrofen và các hợp chất tương tự có thể gây ra loét dạ dày và tổn thương thận nếu như dùng số lượng quá nhiều. Acetaminophen liều cao có thể gây ra tổn thương gan và thậm chí suy thận. Nếu như bạn cảm thấy bạn cần phải sử dụng liều cao hơn khuyến cao thì bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ.
Axít dạ dày có thể gây ra viêm dạ dày từ đó dẫn đến co thắt. Do đó trong trường hợp này các thuốc kháng axít hay ức chể bơm prôtn có thể giúp bạn làm giảm axít dạ dày.
Nếu như các cơn co thắt bị gây ra bởi hoạt động cơ quá mức, nên giảm tập thể dục lại và để cho cơ dạ dày nghỉ ngơi.
Các cơn co thắt dạ dày được gây ra bởi tình trạng đầy hơi, thiếu nước và căng giãn cơ thì thường có thể điều trị được tại nhà. Các tình trạng khác hay co thắt dạ dày nặng thì thường cần đến sự điều trị của bác sĩ.
Bác sĩ sẽ cố gắng xem xét và nhận định được các nguyên nhân nền gây ra tình trạng co thắt dạ dày và sẽ điều trị nguyên nhân đó. Các biện pháp điều trị bao gồm:
Nếu như các cơn co thắt dạ dày của bạn được gây ra bởi IBS, điều trị các tình trạng đó là cách tốt nhất để ngăn ngừa các cơn co thắt dạ dày. Còn đối với các cơn co thắt dạ dày được gây ra bởi căng giãn cơ, đầy hơi hay mất nước, dưới đây là một số cách phòng ngừa chúng:
Co thắt dạ dày đôi khi chỉ là một chuyển động bình thường của cơ, và thường được gây ra bởi những tình trạng mà có thể dễ dàng điều trị tại nhà.
Đôi khi chúng lại là một dấu hiệu của một bệnh khác mà cần phải được điều trị bởi bác sĩ. Nếu như các cơn co thắt trở nên nặng và dai dẳng, kéo dài hơn vài ngày, hoặc nếu như có sốt, máu trong phân hay chất nôn, hoặc buồn nôn, nôn ói, tiêu chảy kéo dài, bạn nên đi khám bệnh ngay.
Xem thêm: Viêm dạ dày cấp
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh