Đối với những bệnh nhân bị viêm loét dạ dày, bên cạnh việc điều trị thuốc theo chỉ định của bác sĩ thì một chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt điều độ là vô cùng quan trọng. Bạn cần ăn uống điều độ, đúng giờ và ăn vừa đủ không để quá no hay quá đói. Nên ăn những thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa để giúp giảm bớt gánh nặng cho dạ dày. Đặc biệt các món ăn sau đây có tác dụng tốt đối với dạ dày đang bị viêm loét của bạn: Cháo rau sam, trứng gà tam thất, canh bí ngô, canh khoai tây, cháo hạt sen…
Bữa sáng: trứng gà 1 quả đánh kem, bánh quy 50g.
Bữa trưa: cơm (gạo tẻ 200g), giá xào (giá đỗ 100g, thịt lợn 30g, dầu hoặc mỡ 5g).
Bữa phụ: bánh quy 50g (hoặc biscot), hoặc chè đỗ xanh, đỗ đen.
Bữa tối: cơm (gạo tẻ 200g), xôi lạc hoặc cơm nếp lạc (gạo nếp 200g, lạc hạt 30g), thịt lợn rim 30g.
Bữa sáng: trứng gà hấp 1 quả, cháo nếp 1 bát 200ml.
Bữa trưa: cơm (gạo tẻ 200g), rau bắp cải luộc 100g, thịt lợn viên hấp 50g.
Bữa phụ: bánh quy 50g hoặc chè bột sắn.
Bữa tối: cơm (gạo tẻ 200g), đậu xào (đậu quả 100g, thịt 30g, dầu 5g, hành mùi).
Giá trị năng lượng từ 2.100 – 2.400kcal mỗi thực đơn (kcal từ đạm: 12,5% tương đương 60 – 65g; từ chất béo 13,8% (30 – 45g); từ bột đường 73,7% (330 – 380g).
Để phòng ngừa có hiệu quả thì hạn chế uống bia rượu và đồ uống có gas; không hút thuốc lá, tránh strees, căng thẳng; hạn chế ăn những thức ăn đường phố, đồ ăn sẵn; uống thuốc nên theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Phát hiện vi khuẩn HP. Chỉ định diệt HP sẽ do bác sĩ chuyên khoa chỉ định và theo dõi hiệu quả điều trị, tuyệt đối bạn không nên tự mua thuốc về điều trị, bởi có thể gia tăng tình trạng kháng thuốc của HP. Để phòng ngừa lây nhiễm vi khuẩn HP từ người này sang người khác không nên dùng chung bát đũa, bát đũa phải được rửa sạch, phơi khô.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh