Nhiều người trong chúng ta hẳn đã từng nghe nói qua về căn bệnh viêm gan C. Nhưng không phải ai cũng biết viêm gan C là gì? Trên thực tế, viêm gan C là bệnh về nhiễm trùng gan do Hepatitis C Virus (HCV) gây ra. Căn bệnh này khá “thầm lặng” và rất ít triệu chứng nên hầu hết mọi người đều khó nhận ra. Tuy nhiên, một khi mắc viêm gan C, di chứng để lại sẽ vô cùng nặng nề. Theo ước tính, hiện nay có khoảng 2% dân số Việt Nam mắc viêm gan C, 10% trong số đó có nguy cơ cao bị ung thư gan.
1. Viêm gan C là gì và các giai đoạn của bệnh viêm gan C
Đầu tiên, chúng ta cần hiểu viêm gan C là gì? Tương tự như virus HIV, viêm gan C có khả năng lây nhiễm từ người sang người theo 3 con đường gồm: Đường máu, đường tình dục và truyền từ mẹ sang con. Trong đó, khả năng lây nhiễm qua đường máu có tỷ lệ cao nhất. Bệnh sẽ trải qua một số giai đoạn như:
1.1 Thời gian ủ bệnh
Đây là khoảng thời gian tính từ lần tiếp xúc đầu tiên đến khi bắt đầu phát bệnh. Quá trình này kéo dài từ 14 đến 80 ngày (Trung bình khoảng 45 ngày).
1.2 Bệnh viêm gan C
Viêm gan C cấp tính
Quá trình này xảy ra trong vòng 2 tuần đầu tiên đến 6 tháng kể từ khi siêu vi viêm gan C xâm nhập vào máu. Theo ước tính, có khoảng 25% các trường hợp, virus sẽ tự loại bỏ mà không cần điều trị.
Viêm gan C mãn tính
Đối với hầu hết những người bị nhiễm viêm gan C (khoảng 75% – 85%) bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn kéo dài. Ít nhất 6 tháng và thường kéo dài hơn. Trường hợp này được gọi là nhiễm trùng viêm gan C mãn tính. Đặc biệt, trong khoảng thời gian này, các triệu chứng của bệnh cũng chưa thực sự rõ ràng.
1.3 Biến chứng
Xơ gan
Theo thời gian ủ bệnh, các tế bào gan khỏe mạnh của bạn sẽ bị thay thế bằng các mô sẹo. Thường phải mất khoảng 20 đến 30 năm để điều này xảy ra. Nếu bạn thường xuyên sử dụng bia rượu hoặc chất kích thích thì diễn biến sẽ nhanh hơn.
Ung thư gan
Xơ gan phát triển sẽ khiến khả năng ung thư gan cao hơn. Tỷ lệ biến chứng xơ gan thành ung thư gan của viêm gan C cũng cao hơn nhiều so với viêm gan B. Đến giai đoạn này, các triệu chứng của viêm gan C mới thể hiện ra rõ ràng và người bệnh đã khó có khả năng chữa trị.
2. Triệu chứng của bệnh viêm gan C
Viêm gan C được xem là “sát thủ” thầm lặng bởi chúng “ẩn mình” khá sâu trong cơ thể. Hầu hết người bệnh thường không biết viêm gan C là gì cho đến khi bệnh biến chứng thành ung thư. Bởi thời gian ủ bệnh lâu và không xuất hiện triệu chứng khiến quá trình điều trị gặp rất nhiều khó khăn.
2.1 Viêm gan C là gì? Tìm hiểu triệu chứng viêm gan C cấp tính
Thông thường, viêm gan C cấp tính không có bất cứ triệu chứng gì cụ thể. Tuy nhiên, vẫn có một số biểu hiện mà bạn có thể theo dõi gồm:
– Mệt mỏi, chán ăn: Virus viêm gan C tấn công trực tiếp vào hệ miễn dịch. Do đó, người bệnh thường có cảm giác mệt mỏi, lười di chuyển và chán ăn.
– Sốt nhẹ: Đây là một trong những dấu hiệu dễ bị bỏ qua nhất. Thông thường, người bệnh sẽ nghĩ nguyên nhân cảm cúm là do tác động của thời tiết nhưng thực tế lại không phải vậy.
– Vàng da, vàng mắt, nước tiểu đậm: Viêm gan C khiến các hoạt động của gan bị ảnh hưởng, làm giảm khả năng lọc thải độc tố khỏi cơ thể và khiến nồng độ bilirubin trong máu tăng cao. Gây nên hiện tượng vàng mắt, vàng da và nước tiểu đậm. Tuy nhiên, hầu hết mọi người thường không xuất hiện triệu chứng này trong thời kỳ đầu.
2.2 Viêm gan C là gì? Triệu chứng của viêm gan C mạn tính
Nếu sau 6 tháng, virus vẫn tồn tại trong máu, bạn đã nhiễm viêm gan C mãn tính và rất khó để khỏi bệnh nếu không tiến hành điều trị. Ở giai đoạn này, những tổn thương cho gan sẽ trở nên nặng hơn và bạn có thể thấy một số triệu chứng như: Mệt mỏi, đau cơ, đau nhức xương khớp, cảm thấy lo lắng, chán nản và khó tập trung. Đây đều là những triệu chứng không rõ ràng và có thể kéo dài nhiều năm. Tuy nhiên, virus vẫn tiếp tục sinh sôi trong gan và dẫn đến những tổn thương nghiêm trọng. Theo các chuyên gia, khoảng 20% bệnh nhân không biết mình bị viêm gan C cho đến khi họ được chẩn đoán bị xơ gan. Hầu hết trong số đó sẽ phát triển thành ung thư gan sau này nếu không có biện pháp điều trị kịp thời.
Khi nghi ngờ bị viêm gan C, bạn cần đi khám ngay. Các xét nghiệm máu sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh của bạn. Hiện nay vẫn chưa có vaccine ngừa viêm gan C. Phương pháp hiệu quả nhất để điều trị viêm gan C là dùng thuốc.
Có 2 loại thuốc được cấp phép điều trị viêm gan C là interferon và ribavirin. Kết hợp 2 loại thuốc này sẽ giúp tăng hiệu quả điều trị. Tuy nhiên, bạn cần tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa để biết liều lượng phù hợp với giai đoạn bệnh của mình.
4. Biện pháp phòng tránh lây nhiễm viêm gan C là gì?
Khi bị chẩn đoán mắc viêm gan C, bạn cần bảo vệ chính mình cũng như những người xung quanh khỏi nguy cơ lây bệnh. Nhiều người thường lầm tưởng viêm gan C là một bệnh truyền nhiễm. Tuy nhiên, viêm gan C không lây trong quá trình giao tiếp thông thường như hắt hơi, ho, ôm hôn, ăn chung chén bát, sử dụng chung nhà vệ sinh… Do đó, bạn không cần phải cách ly với mọi người. Điều quan trọng là bạn cần giải thích rõ cho mọi người hiểu về bệnh viêm gan C. Mỗi người cần tự ý thức tránh những lây nhiễm có thể xảy ra trong quá trình tiếp xúc theo đường máu:
– Tránh dùng chung kim tiêm hay những vật dụng tương tự (xăm mình, tiêm, truyền, phẫu thuật, châm cứu…).
– Tránh sử dụng chung vật dụng vệ sinh cá nhân như bàn chải đánh răng, dao cạo râu, cắt móng tay…
– Tránh quan hệ tình dục trong những ngày hành kinh và phải sử dụng bao cao su.
– Phụ nữ cần đặt biệt lưu ý trong những ngày hành kinh. Bạn nên vứt bỏ băng vệ sinh vào nơi an toàn và tránh quan hệ trong khoảng thời gian này.
Sau khi hiểu rõ viêm gan C là gì mọi người cần chú ý tới những thay đổi bất thường của cơ thể. Nên kiểm tra sức khỏe định kỳ (khoảng 6 tháng một lần) sẽ là cách tốt nhất để bạn có thể phát hiện bệnh sớm. Hãy luôn nhớ rằng viêm gan C càng phát hiện sớm thì cơ hội khỏi bệnh càng cao!
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh