Xuất huyết dạ dày là hiện tượng chảy máu phía trong của dạ dày do một nguyên nhân nào đó khiến chúng bị tổn thương
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến xuất huyết dạ dày đó là:
Do người bệnh có tiền sử mắc các bệnh như xơ gan, ung thư dạ dày, suy tủy xương…. những bệnh này có thể là tác nhân gây tổn thương niêm mạc dạ dày, lâu dần có thể bị xuất huyết dạ dày
Lao động nặng như mang vác đồ hoặc không may có tác động mạnh vào vùng bụng cũng là một trong những nguyên nhân gây tình trạng chảy máu dạ dày.
Yếu tố tâm lý: Khi người bệnh đang gặp phải những vấn đề về đường tiêu hóa mà rơi vào trạng thái căng thẳng, lo âu sẽ rất dễ khiến cho các mạch máu căng lên từ đó dẫn đến xung huyết vào những vị trí đang bị viêm loét và gây xuất huyết.
Chế độ ăn uống: Sử dụng những thực phẩm cay nóng, có chứa nhiều chất kích thích cũng dẫn đến khả năng tác động và gây kích thích những vết viêm loét thêm trầm trọng và chảy máu.
Ngoài ra sử dụng rượu, bia, thuốc tân dược cũng được đánh giá là một trong những nguyên nhân khiến người bệnh gặp phải tình trạng xuất huyết dạ dày.
Nôn ra máu: Đây là biểu hiện dễ nhận biết nhất của xuất huyết dạ dày. Tình trạng mất máu nhẹ sẽ khiến người bệnh bị suy nhược cơ thể, xanh xao, tụt huyết áp, mệt mỏi… Khi nhận thấy bản thân thường xuyên nôn ra máu hoặc nôn với với một lượng lớn cần đến các cơ sở y tế thăm khám ngay lập tức.
Đau vùng thượng vị: Đây cũng là một biểu hiện phổ biến có thể gặp phải ở người chảy máu dạ dày. Các cơn đau thường dữ dội, lan rộng xuống vùng bụng, hai bên cạnh sườn. Bên cạnh đó người bệnh còn xuất hiện hiện tượng buồn nôn khó chịu. Nôn có thể sẽ lẫn máu tươi nếu tình trạng xuất huyết vừa xảy ra, còn nếu có lẫn những mảng máu màu nâu đen, khô thì chứng tỏ dạ dày đã bị chảy máu từ trước đó.
Ngoài ra, người bệnh sờ sẽ thấy bụng cứng, người toát ra nhiều mồ hôi, khi đi ngoài có hiện tượng phân đen hoặc cũng có thể lẫn máu đỏ tươi.
Nếu nghi ngờ bệnh nhân chảy máu dạ dày thì đừng nghĩ ngợi, hãy đưa họ đến các cơ sở y tế gần nhất để xử trí càng sớm càng tốt. Trong thời gian chuẩn bị đưa bệnh nhân đi, hãy giúp bệnh nhân bằng cách:
Đặt bệnh nhân nằm trên giường: Điều chỉnh tư thế nằm của người bệnh: đầu thấp xuống, chân nhấc cao. Việc làm này sẽ giúp máu được lưu thông tốt, không gây chóng mặt.
Làm ấm cơ thể nếu như người bệnh thấy lạnh.
Nếu bệnh nhân chảy máu quá nhiều, đừng lo lắng mà hãy cầm máu cho họ bằng việc dùng thuốc cầm máu.
Cho người bệnh ăn nhẹ trước khi vào viện vì bụng rỗng làm tăng chảy máu, khiến tình trạng nặng thêm.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh