Mang thai có thể làm căng các cơ. Nhiều phụ nữ mang thai chia sẻ rằng họ thấy đau vùng xương chậu. Theo một báo cáo năm 2012 thì tình trạng này gặp phải ở 31,7% phụ nữ có thai.
Đau xương chậu khi mang thai xảy ra do các dây chằng giúp cố định xương chậu bị căng giãn quá mức, dẫn tới đau và thiếu sự chắc chắn.
Các sản phụ thường miêu tả cảm giác đau đột ngột, đau nhói hoặc đau lan tỏa ở vùng bụng dưới, háng, lưng, đùi, chân và vùng đáy chậu (đáy chậu là vùng da nằm giữa hậu môn và âm hộ).
Đau dạng này thường sẽ tăng lên khi mà bạn thay đổi tư thế, đi bộ hoặc lên cầu thang.
Dạng đau này sẽ tự mất đi sau khi sanh. Tuy nhiên thì các lựa chọn điều trị khả thi bao gồm:
Theo trung tâm kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (CDC), đau cơ xơ hóa là tình trạng đau mãn tính gây ra đau cơ lan rộng.
Một bài báo năm 2015 phát biểu rằng phụ nữ có đau cơ xơ hóa có ghi nhận về các triệu chứng vùng sàn chậu và thường là thấy đau.
Tình trạng này thường bắt đầu từ một điểm ở bất kì đâu trên cơ thể. Những triệu chứng khác của đau cơ xơ hóa bao gồm:
Các lựa chọn điều trị bao gồm:
Sàn chậu có vai trò nâng đỡ bàng quang và các cơ quan sinh dục. Mang thai, lớn tuổi và vài chấn thương chẳng hạn như rách sâu tầng sinh môn khi sanh đẻ có thể làm suy yếu vùng sàn chậu.
Nhiều phụ nữ có các vấn đề sàn chậu thường không thấy đau, họ thường cảm giác khó khăn trong việc kiểm soát đi tiểu, đặc biệt khi chạy nhảy.
Tuy nhiên thì vài người thấy đau vùng thắt lưng và có thể lan tới đùi và bẹn.
Có nhiều dạng khác nhau của rối loạn chức năng sàn chậu và đương nhiên triệu chứng cũng khá thay đổi. Những triệu chứng phổ biến bao gồm:
Những bài tập và vật lí trị liệu vùng sàn chậu có thể hiệu quả. Đối với những ai rối loạn chức năng nặng thường cần phải phẫu thuật.
Đau thần kinh tọa bắt nguồn từ dây thần kinh tọa, thường khởi đầu từ vùng thắt lưng và lan xuống chân.
Đau thần kinh tọa có khá nhiều nguyên nhân, trong đó thường gặp là do thoát vị đĩa đệm gây tổn thương các cấu trúc xung quanh và do đau thần kinh vì bệnh lý đái tháo đường.
Đau thường chỉ lan xuống 1 chân mặc dù vẫn có trường hợp cảm thấy đau cả 2 bên. Người bệnh thường mô tả cảm giác tê, bỏng rát hoặc như kim châm.
Sử dụng NSAID (thuốc kháng viêm không steroid) có thể làm giảm cơn đau do nguyên nhân này.
Khoảng 80-90% trường hợp đau thần kinh tọa cải thiện tốt theo thời gian mà không cần phải phẫu thuật, đặc biệt chỉ cần trong vài tuần.
Khi triệu chứng đau không giảm sau vài tuần, có thể bạn cần phải tập vật lí trị liệu, dùng thuốc dạng tiêm hoặc là phẫu thuật nếu tình trạng nặng nề hơn.
Hội chứng đau cân cơ là tình trạng đau mạn tính xuất phát từ vị trí bị kích thích.
Những vị trí này giống như là “nút thắt” của cơ, thường rất đau khi chạm vào.
Cơn đau thường lan ra vùng xung quanh, ví dụ như nếu khởi phát đau ở hông thì nó có thể lan tới vùng bẹn và lan xuống chân.
Tại nơi khởi phát thường sẽ thấy đau nhói và đôi khi cố gắng massage điểm này thì cơn đau sẽ tăng lên rất nhiều, hoặc cảm giác như bỏng rát.
Massage, tập thể dục, tập tư thế tốt có thể cải thiện cơn đau.
Chườm ấm cũng là một lựa chọn có hiệu quả.
Thuốc có chứa thành phần giãn cơ hoặc steroid cũng là 1 lựa chọn.
Những điều trị khác bao gồm:
Các phương pháp trên đây thường sẽ do những chuyên gia y tế thực hiện vì cần sự chính xác và đảm bảo an toàn cho bạn.
Tổn thương gân, dây chằng và cơ xung quang vùng chậu ở phụ nữ có thể gây đau ở vị trí bị tổn thương cũng như có khả năng lan ra xung quanh.
Ví dụ như khi căng cơ hông thì cơn đau sẽ khởi phát vùng hông hoặc bẹn và có thể lan xuống tới chân.
Cảm giác thường là đau nhức, mức độ thay đổi từ nhẹ cho tới nặng đôi khi bạn không thể ngủ được.
Nghỉ ngơi, chườm đá và kê cao chân có thể hiệu quả với tổn thương mô mềm.
Tuy nhiên trong trường hợp đau nhiều, bạn cần phải sử dụng thêm thuốc hoặc phải phẫu thuật.
Chẩn đoán nguyên nhân gây đau vùng bẹn và lan xuống chân ở phụ nữ là một thách thức. Thường là do khi đến gặp bác sĩ, triệu chứng cơn đau đã mất đi hoặc thay đổi.
Chính vì vậy, bác sĩ cần thêm những phương tiện để giúp chẩn đoán như:
Bác sĩ sẽ hỏi bạn chi tiết về các triệu chứng, đôi khi hỏi thêm về các bệnh lý mang tính di truyền mà người thân bạn đang mắc.
Điều quan trọng là bạn cần phải miêu tả rõ về mọi triệu chứng, kể cả khi nó không liên quan tới cảm giác đau.
Đau nhẹ ở vùng chân và bẹn ở phụ nữ có thể tự khỏi và nhiều tổn thương mô mềm tự lành mà không cần can thiệp đặc biệt.
Đau nhức khi mang thai thường sẽ giảm đi sau khi sanh, nhưng một số trong đó cần phải can thiệp ngay trong thai kì để giúp thai phụ thoải mái. Bạn nên đến gặp bác sĩ nếu bạn thấy:
Cần thiết phải tới ngay phòng cấp cứu nếu bạn:
Đau vùng háng có thể là dấu hiệu báo động. Dù rằng trong hầu hết các trường hợp thường chỉ là sự khó chịu, không phải là tình trạng sức khỏe nguy hiểm. Tuy nhiên điều này không có nghĩa là phải sống chung với sự bất tiện, khó chịu này.
Bác sĩ có thể chẩn đoán ra nguyên nhân cũng như đưa ra các lựa chọn điều trị hiệu quả cho bạn, chính vì vậy đừng trì hoãn điều trị nếu thấy đau.
Có thể bạn quan tâm: Các nguyên nhân và điều trị đau bụng liên quan đến buồng trứng
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh