Trong thời gian mang thai và sau sinh, mẹ bị mụn chủ yếu là do nội tiết tố thay đổi, nồng độ progesterone tăng cao làm tăng sản xuất bã nhỡn, gây tắc nghẽn lỗ chân lông, dẫn đến mụn trên mặt.
Nguyên nhân gây mụn trên mặt không chỉ do progesterone mà còn do stress, căng thẳng khi chăm con khiến cơ thể tiết ra một lượng lớn cortisol thúc đẩy các tuyến bã nhờn tiết ra nhiều hơn.
Cơ thể mất nước cũng có thể dẫn đến mụn sau sinh, da khô sẽ tăng tiết bã nhờn, gây mụn.
Việc chạm tay vào da mặt thường xuyên sẽ khiến vi khuẩn từ tay lan truyền sang mặt làm mụn xuất hiện.
Bất kỳ vị trí nào trên cơ thể cũng xuất hiện mụn nhưng đa phần mụn sẽ có nhiều ở trên mặt, đặc biệt ở trán, cằm và má do những vị trí này tiết ra nhiều bã nhờn.
Hiện tượng nổi mụn sau sinh chỉ tạm thời nhưng cũng có trường hợp mụn sẽ biến mất ngay sau sinh trong vài tuần hoặc vài tháng, việc này phụ thuộc vào việc mất bao lâu để hormone trở lại bình thường.
Ngoài ra, hormone gây mụn cũng tăng lên trong thời kỳ cho con bú, nên những chị em cho con bú mẹ thì thời gian bị mụn sẽ kéo dài hơn.
Cách trị mụn sau sinh tốt nhất là mẹ bỉm nên duy trì một số thói quen chăm sóc da đó là:
Tình trạng mụn có thể bị ảnh hưởng bởi thói quen ăn uống, nên hãy chú ý không nên ăn thực phẩm béo, thực phẩm có nguồn gốc từ sữa, thực phẩm có tính axit vì sẽ khiến mụn trở nên nghiêm trọng hơn.
Các loại thuốc trị mụn an toàn có thể sử dụng trong thời gian cho con bú là:
Chức năng của những loại thuốc này là kháng khuẩn, chống viêm, tẩy tế bào chết và làm thông thoáng lỗ chân lông.
Bác sĩ thường khuyên chị em sau sinh chỉ nên sử dụng thuốc bôi ngoài da trong thời gian cho con bú, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng. Nên tránh bôi thuốc ở ngực vì sẽ khiến em bé nuốt cả thuốc khi bú.
Sẽ có nhiều cách trị mụn sau sinh hơn đối với những chị em phụ nữ không cho con bú, bác sĩ sẽ kê thêm retinoid tại chỗ hoặc thuốc trị mụn đường uống ngoài những loại thuốc kể trên.
Công thức giấm táo khô và nước tinh khiết tỷ lệ 1:3 sẽ cho ra nước hoa hồng giàu enzyme tự nhiên và axit alpha hydroxy.
Nhúng bông tẩy trang vào hỗn hợp và thoa đều lên da mặt để hút dầu.
Nên ngừng sử dụng khi da bị khô quá mất nước và tránh sử dụng giấm tạo chưa pha loãng vì có tính axit cao, dễ gây bỏng.
Trong các loại trái cây họ cam quýt như chanh, cam có chứa axit alpha hydroxy có tác dụng trị mụn rất hiệu quả. Chị em có thể thấm bông tẩy trang vào nước chanh rồi thoa trực tiếp lên nốt mụn rồi để 10 phút sau đó rửa sạch bằng nước.
Tính se khít và kháng khuẩn của chanh sẽ làm thông thoáng lỗ chân lông và loại bỏ tế bào chết.
Củ nghệ từ lâu đã được sử dụng trong việc trị mụn và sẹo thâm rất hiệu quả. Hãy lấy nước cốt nghệ nguyên chất từ việc nghiền nhuyễn nghệ tươi để thoa lên da mặt. thư giãn khoảng 15 – 20 phút rồi rửa sạch lại với nước.
Nếu kiên trì làm theo cách này sẽ thấy mụn giảm rõ rệt và da trở nên hồng hào, rạng rỡ.
Tính kháng khuẩn và khử trùng của mật ong sẽ giúp làm dịu làn da mụn. Hãy chấm mật ong trực tiếp lên nốt mụn và để khoảng 20 – 30 phút rồi rửa sạch.
Dầu dừa mang đặc tính kháng khuẩn, kháng nấm nhưng cũng dịu nhẹ với da và dễ hấp thụ. Trước khi đi ngủ, hãy xoa dầu dừa nguyên chất thay cho kem dưỡng ẩm.
Trong sữa mẹ có chứa axit lauric mang khả năng kháng khuẩn và hỗ trợ loại bỏ mụn. Kiên trì thoa sữa mẹ lên mặt trong một thời gian sẽ thấy da hết sạch mụn và thâm.
Trong trường hợp chị em đã thử những cách trên mà tình trạng mụn không cải thiện hãy đi khám da liễu để được kê thuốc bôi phù hợp và hiệu quả hơn.
Xem thêm: Trị thâm do mụn bằng liệu pháp từ tự nhiên
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh