Mang thai xảy ra sau khi trứng được thụ tinh và làm tổ ở tử cung. Đôi khi các giai đoạn đầu có thể bị xáo trộn trình tự khiến bào thai không thể phát triển
Chửa trứng là tình trạng bệnh lý của rau thai phát triển không bình thường. Trong đó một phần hay toàn bộ bánh rau bị thoái hóa thành những túi chứa đầy dịch, dính vào nhau thành chùm giống như chùm nho chiếm toàn bộ diện tích tử cung lấn át sự phát triển của bào thai. Tỉ lệ mắc phải thai trứng ở phụ nữ khoảng 0,1%
Chửa trứng thường không kéo dài vì nhau thai không thể nuôi dưỡng em bé. Trong một số ít trường hợp, có thể dẫn gây nguy hiểm đến thai phụ.
Phụ nữ có thể mắc chửa trứng ngay cả khi mang thai bình thường ở lần trước đó và không để lại ảnh hưởng gì cho lần mang thai kế tiếp.
Có hai loại chửa trứng. Cả hai loại thường lành tính và không gây ung thư. Chửa trứng hoàn toàn xảy ra khi chỉ có nhau thai phát triển trong bụng mẹ, không có thai nhi.
Trong chửa trứng một phần, có nhau thai và một số bộ phận của thai nhi không đầy đủ và không thể phát triển thành thai nhi hoàn thiện.
Chưa tìm ra được nguyên nhân chính xác gây ra chửa trứng, điều này có thể xảy ra với bất kì phụ nữ thuộc mọi dân tộc, lứa tuổi và điều kiện sống khác nhau. Một số yếu tố ảnh hưởng như
Ban đầu, chửa trứng có các dấu hiệu và triệu như một thai kỳ điển hình. Tuy nhiên, có thể có những dấu hiệu bất thường khác như:
Đôi khi một thai chửa trứng được chẩn đoán khi đi siêu âm thai bình thường. Bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm máu và các kỹ thuật khác xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ do mang thai chửa trứng. Hình ảnh siêu âm cho thấy một cụm mạch máu và mô. Ngoài ra, các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh như CT scans hoặc MRI đều có thể được chỉ định thêm.
Nồng độ hCG cao trong máu cũng có thể là dấu hiệu của thai kỳ. Nhưng một số trường hợp mang thai có thể không làm tăng nồng độ hCG và hCG cao cũng gây ra bởi các loại mang thai bình thường khác như mang song thai. Vì vậy, bác sĩ sẽ không chẩn đoán mang thai chửa trứng nếu chỉ dựa vào chỉ số hCG
Chửa trứng không thể phát triển thành một bào thai khỏe mạnh bình thường. Vì vậy cần phải điều trị để ngăn ngừa biến chứng. Với phương pháp điều trị đúng đắn, thai phụ có thể tiếp tục mang thai thành công và sinh ra em bé khỏe mạnh ở những lần sau.
Một số điều trị có được áp dụng như:
Với D&C, bác sĩ sẽ loại bỏ thai chửa trứng bằng cách làm giãn cổ tử cung và nạo hút thai trứng. Gây tê hoặc gây mê có thể được áp dụng trước tiến hành làm thủ thuật này.
Nếu thai kỳ thuộc vào nhóm nguy cơ cao – như ung thư hoặc khó khăn trong việc chăm sóc đúng cách vì bất kỳ lý do gì – Thai phụ có thể cần được điều trị hóa trị sau khi tiến hành D&C, đặc biệt là nếu nồng độ hCG không giảm theo thời gian.
Phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ tử cung nếu thai phụ không muốn mang thai lần nữa. Tuy nhiên, cắt tử cung không phải là phương pháp điều trị phổ biến cho tình trạng này.
Nếu thai phụ có máu Rh- sẽ được bổ sung một loại thuốc gọi là RhoGAM như một phần điều trị giúp ngăn ngừa một số biến chứng liên quan đến việc phát triển các kháng thể. Hãy cho bác sĩ biết nếu có nhóm máu A-, O-, B- hoặc AB-.
Sau khi chửa trứng được loại bỏ, thai phụ sẽ cần xét nghiệm máu và theo dõi nhiều hơn. Điều này cực kì quan trọng để đảm bảo rằng không có chi tiết nào còn sót lại trong tử cung.
Trong một số ít trường hợp, mô chửa trứng có thể tái phát và gây ra một số loại ung thư. Bác sĩ cần kiểm tra mức độ hCG và kiểm tra siêu âm định kì tối đa một năm sau khi điều trị.
Ung thư từ một thai chửa trứng là rất hiếm. Hầu hết đều có thể điều trị và có tỷ lệ sống sót lên tới 90%.
Nếu nghi ngờ mang thai, hãy đi khám bác sĩ ngay. Cách tốt nhất để ngăn ngừa các biến chứng từ thai kỳ là được chẩn đoán và điều trị càng sớm càng tốt. Sau khi điều trị, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ cho các cuộc hẹn theo dõi kiểm tra.
Để tránh các biến chứng có thể xảy ra, tốt nhất nên mang thai sau một năm sau lần chửa trứng trước đó.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh