Hormone hCG là gì?

Hormone là một chất kỳ diệu của cơ thể, và khi bạn mang thai, sẽ có rất nhiều hormone tham gia vào quá trình hình thành thai nhi. Hormone hCG (human chorionic gonadotropin) còn được gọi là hormone thai kỳ vì nó thường được tạo ra với hàm lượng cao trong khi bạn đang mang thai. Trên thực tế, các xét nghiệm mang thai sử dụng cách đo lượng hCG có trong nước tiểu.

Trong cơ thể, hCG tồn tại với một lượng nhỏ khi không mang thai, và tăng nhanh bắt đầu có thai và thai kỳ phát triển. Vậy trong những trường hợp thai kỳ bị gián đoạn, sự thay đổi hCG sẽ như thế nào? Và điều này có ảnh hưởng gì đến những thai kỳ sau đó hay không?

hCG thay đổi như thế nào?

Đối với các trường hợp sau sảy thai, lượng hCG tồn tại trong cơ thể đủ để xét nghiệm dương tính sẽ phụ thuộc vào giai đoạn thai kỳ của lần mang thai đó. Nó cũng phụ thuộc vào nguyên nhân dẫn đến tình trạng sảy thai.

Trong thai kỳ, hCG được sinh ra bởi nhau thai. Lượng hCG báo hiệu tình trạng cơ thể bạn đang mang thai và giữ cho niêm mạc tử cung nguyên vẹn, không xảy ra quá trình bong niêm mạc như chu kỳ kinh nguyệt. Điều này cũng kích thích niêm mạc tử cung sản xuất các loại hormone khác, giúp duy trì sự ổn định của thai kỳ.

Sau khi xảy ra quá trình thụ thai khoảng 8 đến 11 ngày, nồng độ hCG trong máu vẫn ở mức thấp. Nồng độ hCG sẽ tăng nhanh dần trong khoảng 2-3 ngày sau đó, liên tục trong 6 tuần đầu thai kỳ với tốc độ gấp đôi mỗi ngày. Lượng hormone sẽ đạt đỉnh vào khoảng thời gian kết thúc 3 tháng đầu thai kỳ và giảm dần cho đến khi thai kỳ kết thúc. Dưới đây là các mốc hCG bạn có thể lưu ý:

  • Dưới 10 U/L: không có thai
  • 10 – 25 U/L: giai đoạn rất sớm của thai kỳ, có thể không thể hiện được qua các phương pháp thử hCG
  • Trên 25 U/L: thử mang thai cho kết quả dương tính
  • 200 – 32000 U/L: thai từ 5 đến 8 tuần
  • 32000 – 210000 U/L: giai đoạn giữa đến cuối của 3 tháng đầu thai kỳ (tương ứng khoảng tuần thứ 6 đến tuần thứ 12)
  • 1400 – 53000 U/L: khoảng thời gian cuối 3 tháng giữa thai kỳ (tuần thứ 25 đến tuần thứ 28)
  • 940 – 60000 U/L: trong khoảng thời gian 3 tháng cuối thai kỳ (tuần thứ 29 đến tuần thứ 41)

Một điều nữa là càng nhiều thai, tức là thai đôi, thai ba… thì lượng hCG càng cao. Theo nghiên cứu, trung bình lượng hCG khi mang đơn thai là khoảng 502 U/L, trong khi lượng hCG của mang thai đôi là khoảng 1093 U/L và thai ba là khoảng 2160 U/L trong khoảng vài tuần đầu thai kỳ.

Nghiên cứu cũng chỉ ra những người gặp phải tình trạng sảy thai có tốc độ giảm hCG nhanh hơn. Theo đó, có 35-50% trường hợp giảm lượng hCG sau 2 ngày, và có tới 66-87% giảm chỉ sau 7 ngày. Quá trình giảm hCG rất nhanh, nhưng nếu xét nghiệm, kết quả vẫn sẽ là dương tính trong một vài tuần.

 

hCG cao trong thai kỳ có thể là dấu hiệu của điều gì?

  1. Chửa ngoài tử cung

Theo các nghiên cứu, những trường hợp sảy thai có nguyên nhân do chửa ngoài tử cung sẽ có lượng hCG cao hơn và duy trì lâu hơn so với những trường hợp sảy thai đến từ các nguyên nhân khác. Lý giải có thể là do chửa ngoài tử cung khiến quá trình sảy thai không hoàn toàn, dẫn đến tình trạng vẫn còn những thành phần của mô thai không được loại bỏ và tiếp tục tạo tín hiệu cho quá trình sản sinh và duy trì hCG.

  1. Điều trị các bệnh lý về sinh sản

Nếu bạn đang trong quá trình điều trị các vấn đề liên quan đến sinh sản, trong đó có tiêm hCG, rõ ràng là bạn sẽ gặp tình trạng nồng độ hormone này cao trong máu trong một thời gian, có thể là tới 10 ngày.

  1. Mang thai tiếp theo

Đương nhiên là việc mang thai sẽ khiến lượng hCG trong máu tăng lên, và hoàn toàn có thể là bạn đã mang thai lần tiếp theo sớm hơn những gì bạn nghĩ. Quá trình thụ thai có thể xảy ra rất sớm sau sảy thai hoặc sau khi sinh lần trước. Trứng có thể rụng trong vòng 2 tuần sau sảy thai, hoặc sớm nhất là 45 ngày sau sinh.

  1. Một số nguyên nhân khác

Một số nguyên nhân khác nhưng ít gặp hơn có thể do ung thư các bộ phận như: ung thư buồng trứng, ung thư tuyến yên, ung thư vú, ung thư thận, ung thư phổi, ung thư dạ dày – ruột...

 

hCG có cần trở về mức cơ bản trước khi mang thai lần tiếp theo hay không?

Thực tế, nồng độ hCG không cần trở về mức bằng 0 trước khi bạn mang thai lần tiếp theo. Đa phần, mức hCG chỉ cần hạ thấp ở một mức độ vừa đủ để không thể phát hiện trong máu hoặc trong nước tiểu.

Việc nồng độ hCG cao có thể dẫn tới khó khăn trong việc xác định thời điểm rụng thứng hay cho kết quả dương tính giả trên que thử thai.

Theo truyền thống, lời khuyên được đưa ra cho những phụ nữ gặp phải tình trạng sảy thai là nên kiêng đủ 6 tháng kể từ lúc sảy thai mới mang thai lần tiếp theo. Tuy nhiên, không có bằng chứng khoa học nào chứng minh điều này là đúng. Hầu hết các bác sĩ đều đưa ra lời khuyên nên tránh quan hệ tình dục trong vòng 2 tuần sau khi sảy thai để tránh tình trạng nhiễm trùng. Việc mang thai lần tiếp theo sau khi sảy thai cũng phụ thuộc vào tâm trạng và thể chất của bạn.

 

Tổng kết

hCG là một trong những hormone được sản sinh tự nhiên trong thai kỳ, giúp thai nhi phát triển. Lượng hormone này đạt đỉnh trong khoảng 3 tháng đầu thai kỳ và giảm dần cho đến khi sinh. Trong một số trường hợp đặc biệt, lượng hCG có thể cao hơn do sử dụng thuốc hay các bệnh lý đặc thù.

Nếu bạn gặp phải tình trạng sảy thai trong lần mang thai trước, đừng quá lo lắng. Đa phần chúng ta đều sẽ có những thai kỳ khỏe mạnh trong những lần tiếp theo. Điều quan trọng là bạn cần thoải mái trong tình thần, có một lối sống lành mạnh. Hãy gặp bác sĩ khi bạn có bất cứ mối quan

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top