Dậy thì sớm

Nội dung

1. Dấu hiệu nhận biết trẻ dậy thì sớm

Đối với bé gái:

Dấu hiệu dậy thì sớm ở bé gái thường gặp nhất là phát triển TUYẾN VÚ rồi tăng nhanh về CHIỀU CAO, sau đó mới xuất hiện các dấu hiệu dậy thì khác như mọc lông, hành kinh. Vì vậy nếu trẻ dư cân - béo phì mà mô tuyến vú to thì sẽ dễ bỏ sót vì phụ huynh thường nghĩ rằng là do mô mỡ phát triển vùng ngực.

Đối với bé trai:

Dậy thì sớm càng khó phát hiện hơn vì dấu hiệu đầu tiên là TĂNG THỂ TÍCH TINH HOÀN, rồi mới phát triển các dấu hiệu dậy thì khác như: mọc lông, bể tiếng, mọc mụn…

 

2. Nguyên nhân gây ra hiện tượng dậy thì sớm

Phần lớn các trường hợp dậy thì sớm ở nữ là nguyên nhân vô căn (do cơ thể tự phát triển sớm hơn bình thường) và có liên quan đến tình trang thừa cân béo phì, chỉ một số ít trường hợp là do bệnh lý (như các khối u tiết ra hormone sinh dục,…) hoặc do trẻ tiếp xúc với các chất có chứa hormone sinh dục hoặc có đặc tính như hormone sinh dục (Diethyl phthalate, Triclosan, Dichlorophenol, Methyl paraben, Propyl paraben…) có thể gây ra dậy thì sớm.

 

3. Những nguy cơ có thể trẻ phải đối mặt khi dậy thì sớm

  •  Ảnh hưởng chiều cao: trẻ dậy thì sớm ban đầu tuy phát triển chiều cao nhanh nhưng sau đó sẽ tăng chậm lại và lùn hơn các bạn đồng trang lứa
  • Ảnh hưởng tâm lý trẻ: trẻ dậy thì sớm sẽ mặc cảm về sự phát triển lạ lùng của cơ thể khi so sánh các bạn cùng tuổi
  •  Nguy cơ bị lạm dụng tình dục do chưa biết tự bảo vệ.

 

4. Dậy thì sớm - khi nào cần đưa trẻ đi khám?

Ngay khi thấy con có các dấu hiệu dậy thì sớm, ba mẹ cần đưa trẻ đi khám ngay để được điều trị kịp thời:

- Bé gái: ngực to (có quả trám), chiều cao tăng nhanh (có thể cao vượt trội các bạn đồng trang lứa trong một thời gian ngắn), mọc lông,...Các biểu hiện trên phát triển trước 8 tuổi hoặc hành kinh trước 9.5 tuổi...

- Bé trai: tăng nhanh kích thước cơ quan sinh dục, mọc lông, trẻ bể tiếng, phát triển chiều cao... trước 9 tuổi.

 

Để chẩn đoán chính xác tình trạng dậy thì sớm ở trẻ, bác sĩ sẽ cần khám và chỉ định thực hiện nhiều xét nghiệm quan trọng như siêu âm bụng, tử cung, buồng trứng và xét nghiệm máu về nội tiết (nếu cần), chụp X-quang tuổi xương bàn tay để đánh giá mức độ phát triển của xương để chẩn đoán dậy thì sớm và dự đoán chiều cao tương lai.

- Tùy vào nguyên nhân dậy thì sớm sẽ có các phương pháp điều trị phù hợp:

+ Hạn chế tiếp xúc các hóa mỹ phẩm có chứa các chất nguy cơ gây dậy thì sớm 

+ Phẫu thuật khối u gây dậy thì sớm

+ Đối với dậy thì sớm trung ương vô căn: dùng thuốc đồng vận GnRH cho thấy hiệu quả tốt và an toàn

 

5. Chẩn đoán dậy thì sớm như thế nào?

Để chẩn đoán chính xác tình trạng dậy thì sớm ở trẻ, bác sĩ sẽ cần khám và chỉ định thực hiện nhiều xét nghiệm quan trọng như siêu âm bụng, tử cung, buồng trứng và xét nghiệm máu về nội tiết (nếu cần), chụp X-quang tuổi xương bàn tay để đánh giá mức độ phát triển của xương để chẩn đoán dậy thì sớm và dự đoán chiều cao tương lai.

- Tùy vào nguyên nhân dậy thì sớm sẽ có các phương pháp điều trị phù hợp

▪️ Hạn chế tiếp xúc các hóa mỹ phẩm có chứa các chất nguy cơ gây dậy thì sớm

▪️Phẫu thuật khối u gây dậy thì sớm

▪️ Đối với dậy thì sớm trung ương vô căn: dùng thuốc đồng vận GnRH cho thấy hiệu quả tốt và an toàn

 

6. Biện pháp nào giúp hạn chế hiện tượng dậy thì sớm?

▪️ Bảo đảm chế độ dinh dưỡng cân đối để trẻ không bị béo phì.

▪️ Chú ý khi sử dụng một số các mỹ phẩm làm đẹp hoặc thuốc có chứa nội tiết tố sinh dục cho trẻ.

▪️ Ngoài ra, rất nhiều phụ huynh quan niệm cho trẻ uống nhiều sữa là trẻ dậy thì sớm. Đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm, đến nay không có bằng chứng nào cho thấy uống sữa gây dậy thì sớm ở trẻ em. Ngược lại, việc cắt cho con uống sữa sẽ gây thiếu hụt nguồn thực phẩm bổ sung canxi giúp trẻ tăng sức đề kháng và phát triển chiều cao.

return to top