1. Tìm hiểu chung về xét nghiệm SCC
Trên thực tế, khá nhiều người cảm thấy xa lạ, chưa từng nghe qua về phương pháp xét nghiệm SCC. Để hiểu rõ bản chất của phương pháp này, trước hết bạn cần biết SCC là gì?
SCC có tên gọi quốc tế là Squamous Cell Carcinoma, đây là một loại kháng nguyên ung thư biểu mô tế bào vảy. Đặc biệt, ở những vị trí khác nhau trên cơ thể, loại kháng nguyên này sẽ gây ra các triệu chứng khác nhau. Tùy vào tình trạng bệnh lý của mỗi bệnh nhân, các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp và hiệu quả nhất.
Loại kháng nguyên SCC được phân vào nhóm ức chế serine/cysteine protease, chúng thường bán phân hủy trong máu sau khoảng 2.2 giờ. Đây là thông tin vô cùng quan trọng mà mọi người nên nắm được.
Phương pháp xét nghiệm SCC nhằm mục đích phát hiện tình trạng ung thư biểu mô tế bào vảy khá hiệu quả. Chính vì thế, phương pháp này được áp dụng tương đối rộng rãi khi bệnh nhân có dấu hiệu lâm sàng nghi ngờ mắc bệnh.
Đối với một người bình thường, giá trị xét nghiệm SCC máu thường dao động dưới 3ng/mL. Nếu như chỉ số này quá cao, nhiều khả năng chúng ta đang mắc bệnh liên quan tới tế bào vảy ở các cơ quan.
2. Ý nghĩa chỉ số xét nghiệm SCC máu
Hiện nay, mọi người rất quan tâm muốn biết ý nghĩa chỉ số xét nghiệm SCC máu là gì?
Như đã phân tích ở trên, SCC là kháng nguyên ung thư biểu mô tế bào vảy. Trong đó, các loại ung thư có liên quan đó là bệnh ung thư cổ tử cung, thực quản hoặc hậu môn,…
Đầu tiên, nhờ xét nghiệm SCC máu, chúng ta có thể kịp thời phát hiện căn bệnh ung thư phổi tế bào vảy. Một số nghiên cứu đã chứng minh được rằng khoảng 40 - 78% bệnh nhân mắc bệnh ung thư phổi tế bào vảy phải đối mặt với vấn đề nồng độ SCC máu tăng mạnh. Đặc biệt, những người mắc bệnh do thói quen hút thuốc lá cần chú ý về lượng SCC này nhé!
Hầu hết bệnh nhân mắc ung thư cổ tử cung tế bào vảy đều có nồng độ SCC trong máu tăng đột biến. Chính vì thế, các bác sĩ thường chỉ định những người bị nghi ngờ mắc bệnh thực hiện phương pháp xét nghiệm SCC máu. Rất nhiều bệnh nhân tái phát ung thư cổ tử cung tế bào vảy cũng phải trải qua tình trạng lượng SCC tăng mạnh.
Bên cạnh đó, để phát hiện bệnh ung thư thực quản, chúng ta cần đi xét nghiệm SCC máu. Như vậy, ý nghĩa chỉ số xét nghiệm SCC máu cực kỳ quan trọng và cần thiết trong việc phát hiện các bệnh có liên quan trực tiếp tới ung thư biểu mô tế bào vảy. Ngoài ra, đối với người đang trong quá trình chữa bệnh ung thư tế bào vảy, loại xét nghiệm này sẽ giúp việc theo dõi và kiểm soát bệnh hiệu quả hơn.
3. Khi nào bạn nên đi xét nghiệm SCC máu?
Chắc hẳn khá nhiều bạn lo lắng không biết khi nào chúng ta nên đi xét nghiệm SCC máu và phát hiện bệnh ung thư biểu mô tế bào vảy. Về cơ bản thì xét nghiệm này được chỉ định với những người đang bị nghi ngờ mắc ung thư phổi, ung thư vùng đầu cổ, ung thư cổ tử cung, ung thư gan,... Xét nghiệm SCC máu cũng được chỉ định để theo dõi và kiểm soát quá trình điều trị ung thư tốt hơn.
Sau khi tìm hiểu ý nghĩa chỉ số xét nghiệm SCC máu, chúng ta đều biết nồng độ SCC tăng có nguy cơ bạn đang mắc bệnh ung thư thực quản hoặc vòm họng tế bào vảy. Khi niêm mạc miệng xuất hiện mảng trắng hoặc các vết loét, bệnh nhân nên đi xét nghiệm càng sớm càng tốt, hạn chế diễn biến bệnh trở nên tồi tệ hơn.
Tình trạng da thường xuyên ngứa ngáy, hình thành những vết lở loét hoặc bong tróc cũng là vấn đề đáng để tâm. Bởi vì, nồng độ SCC tăng có thể báo hiệu bạn đang có nguy cơ mắc bệnh ung thư da. Triệu chứng kể trên sẽ xuất hiện rõ khi bệnh nhân tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
Ngoài ra, mọi người đừng bỏ qua triệu chứng cơ quan sinh dục bị viêm loét hoặc đau, khó chịu trong khi quan hệ tình dục. Thậm chí, một số bạn thấy ra máu sau khi quan hệ. Đây là dấu hiệu cho thấy bạn đang có nguy cơ mắc một số bệnh phụ khoa.
Song, triệu chứng bệnh do kháng nguyên SCC gây ra thường diễn biến chậm và không thực sự rõ ràng. Điều này khiến bệnh nhân chủ quan, không kịp thời theo dõi và điều trị ngay từ giai đoạn đầu.
4. Biện pháp ngăn ngừa ung thư biểu mô tế bào vảy
Hiểu được ý nghĩa chỉ số xét nghiệm SCC máu và tác động tiêu cực của bệnh ung thư biểu mô tế bào vảy đối với sức khỏe, mọi người nên chủ động chăm sóc sức khỏe, ngăn ngừa bệnh phát triển. Các bác sĩ thường khuyến khích bệnh nhân sử dụng kem chống nắng, các sản phẩm hạn chế tiếp xúc với ánh nắng khi hoạt động ngoài trời. Nhờ vậy, chúng ta sẽ hạn chế sự tiếp xúc với tia cực tím.
Ngoài ra, nếu không có việc cần thiết, chúng ta hãy hạn chế đi ra ngoài đường, tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời trong khoảng 10 giờ sáng - 14 giờ chiều. Thời điểm này, có rất nhiều tia cực tím trong ánh nắng và gây hại tới sức khỏe của mọi người.
Xem thêm: Một số kiến thức về ung thư phổi
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh