6 thảo dược giúp ổn định đường huyết

Các bác sĩ chuyên khoa nội tiết hiểu rất rõ về mối liên hệ mật thiết giữa tình trạng ổn định đường huyết và nguy cơ biến chứng trong bệnh tiểu đường. Nói cách khác, để ngăn ngừa hệ quả nghiêm trọng trong bệnh tiểu đường trên tim mạch, thận, não, gan, mắt, thần kinh…, mục tiêu hạ đường huyết vốn không còn quá khó với thuốc đặc hiệu và không quan trọng bằng mục tiêu ổn định đường huyết.

Sử dụng kết hợp thảo dược ổn định đường huyết (ngày nay được bào chế dạng viên nang, sử dụng như thực phẩm chức năng) trong xử lý tiểu đường (đái tháo đường) đang được nhiều thầy thuốc áp dụng. Tuy nhiên, người đọc không nên vì nghe cây thuốc nào đó tốt, mà có thể tùy tiện mua về nấu uống, rất dễ gây ra các hệ luỵ cho cơ thể nếu nguồn thảo dược có nhiều tạp chất hoặc sử dụng quá liều. Trong bài viết “Thảo dược lên ngôi” từng đăng trên Sức khoẻ&Đời sống, có nêu “trong một cây thuốc dùng làm dược liệu thường chỉ có vài thành phần có tác dụng chữa bệnh, phần còn lại là tạp chất hoặc có thể gây hại cho cơ thể. Đông y truyền thống không có cách nào tách những phần này ra nên khi sử dụng vẫn có tác dụng phụ… Với công nghệ nano sẽ giải quyết được vấn đề này và nâng cao hiệu quả điều của thảo dược làm thuốc.”

Dưới đây xin giới thiệu 6 thảo dược đã có nhiều nghiên cứu khoa học công nhận giúp ổn định đường huyết, kiểm soát đường huyết, ngăn ngừa biến chứng bệnh tiểu đường:

Dây thìa canh (Gymnema Sylvestre)

Dây thìa canh tên khoa học là Gymnema sylvestre, là một loại dược liệu có nhiều nghiên cứu trong hỗ trợ đẩy lùi bệnh tiểu đường (đái tháo đường) không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều nơi trên thế giới. Hoạt chất sinh học có trong dây thìa canh là axit gymnemic, gurmarin, góp phần vào khả năng hỗ trợ bệnh của dây thìa canh. Qua các nghiên cứu người ta thấy rằng dây thìa canh có công dụng:

- Hạ đường huyết và ổn định, duy trì đường đường huyết ở mức an toàn trong thời gian dài. Công dụng này là do hoạt chất acid gymnemic có trong dây thìa canh có tác dụng kích thích sản sinh, tái tạo tế bào β-Tụy đảo Langerhans, nhờ đó tăng sản sinh insulin, tăng hoạt lực Insulin, giúp cơ thể thiết lập cân bằng đường huyết tự nhiên.

- Ức chế vị ngọt, hạn chế cảm giác thèm ăn ngọt, từ đó giảm lượng đường dung nạp vào cơ thể.

 

Quế (Cinnamon)

Ngoài công dụng làm gia vị, quế còn được biết đến như một loại dược liệu tự nhiên có mùi thơm, tính ấm và có tính dược cao. Quế có nhiều lợi ích cho sức khỏe, trong đó bao gồm khả năng giảm chỉ số đường huyết và giúp kiểm soát bệnh tiểu đường, nhờ hoạt chất flavonoid có trong quế.

Trong một nghiên cứu được công bố vào năm 2013, các nhà nghiên cứu đã kết luận rằng quế giúp:

- Hạ đường huyết lúc đói, tăng độ nhạy cảm insulin

- Giảm cholesrerol xấu (LDL), tăng cholesterol có lợi (HDL) và giảm triglycerid trong máu

 

Mướp đắng (Khổ qua, Mormordica Charantia)

Mướp đắng tên khoa học là Mormordica charantia, hay còn gọi là khổ qua, cẩm lệ chi. Ngoài sử dụng cho chế biến các món ăn thì mướp đắng còn được sử dụng trong các bài thuốc chữa bệnh.

Hoạt chất sinh học trong mướp đắng là kakara Ib, kakara III a1, kakara IIIb có công dụng giúp hạ đường huyết không phụ thuộc vào insulin (Tiểu đường tuýp 2). Không đủ bằng chứng cho thấy có thể sử dụng mướp đắng thay thế insulin hoặc thuốc trị tiểu đường. Tuy nhiên nó có thể giúp người bệnh tiểu đường ít phụ thuộc vào các loại thuốc đặc trị, giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn. Từ đó ngăn ngừa biến chứng có thể xảy ra do đường huyết không ổn định.

 

Dâu trắng (White Mulberry)

Dâu trắng (White mulberry) có tên khoa học là Morus alba, nó còn được gọi tên khác là chi sang, dâu Ai Cập, morin, morus indica.

Bộ phận thường sử dụng của dâu trắng là lá và quả. Chiết xuất dâu trắng thường được dùng để giúp hỗ trợ xử lý bệnh tiểu đường. Nó cũng được dùng để khắc phục mức cholesterol cao, huyết áp cao, cảm lạnh thông thường và các triệu chứng, đau cơ và khớp như viêm khớp, táo bón, chóng mặt, ù tai, rụng tóc và tóc bạc sớm.

Một số hoạt chất trong dâu trắng hoạt động tương tự như một số loại thuốc dùng cho bệnh tiểu đường tuýp 2. Chúng làm chậm quá trình phân hủy đường trong ruột để đường hấp thụ chậm hơn vào máu. Điều này giúp cơ thể giữ lượng đường trong máu trong phạm vi ổn định.

Chiết xuất dâu trắng giúp làm giảm các biến chứng tiểu đường. Nó cải thiện tình trạng chống oxy hóa và mỡ máu trong một thử nghiệm lâm sàng trên 60 người mắc bệnh tiểu đường bị tổn thương thận, có thể làm chậm sự tiến triển của bệnh.

 

Cây Kế sữa (Milk Thistle)

Cây kế sữa (Milk thistle) có tên khoa học là silybum marianum, là một thảo dược đã sử dụng từ thời cổ đại cho mục đích đẩy lùi một số loại bệnh, phổ biến nhất là bệnh gan.

Silymarin – chiết xuất từ cây kế sữa, là hợp chất có đặc tính chống oxy hóa và chống viêm rất mạnh mẽ.  Đó cũng chính là đặc tính giúp cây kế sữa được xem là một loại thảo được giúp giảm các triệu chứng bệnh tiểu đường.

Một thử nghiệm lâm sàng vào năm 2016 cho thấy rằng hợp chất silymarin trong cây kế sữa giúp  giảm đáng kể nồng độ glucose trong máu lúc đói và nồng độ HbA1c, từ đó giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn. Ngoài ra trong thử nghiệm cũng phát hiện hợp chất silymarin trong cây kế sữa có thể làm giảm tiến triển của bệnh thận do đái tháo đường, hạn chế biến chứng do tiểu đường gây ra.

 

Gừng (Ginger)

Gừng là một loại thảo dược đã được sử dụng trong nền y học cổ truyền hàng ngàn năm nay. Gừng thường được sử dụng để giúp xử lý các vấn đề tiêu hóa và viêm.

Tuy nhiên vào năm 2015, một nghiên cứu cho thấy gừng có thể giúp xử lý bệnh tiểu đường. Kết quả cho thấy gừng giúp làm giảm đường huyết, nhưng không làm giảm mức insulin trong máu.

Từ nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu thấy rằng gừng có thể làm giảm tình trạng kháng insulin trong cơ thể đối với bệnh tiểu đường tuýp 2.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu chưa tìm ra cơ chế về việc gừng giúp làm giảm tình trạng kháng insulin ở người tiểu đường. Cần nhiều nghiên cứu hơn nữa về việc sử dụng gừng cho người bệnh tiểu đường để hiểu rõ cơ chế của nó.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top