✴️ Vị thuốc Cây bơ

Tên khoa học: Persea americana Miller

Tên khác: Cây thủy kiện, lễ dấu

Họ: Long não (Lauraceae)

1. Mô tả

  • Cây gỗ, cao 10 – 15m.
  • Lá mọc so le, hình bầu duc hoặc hình trứng, dài 8 – 20cm, rộng 5 – 10cm. Gốc tròn hoặc thuôn, đầu có mũi nhọn ngắn, nép nguyên, mặt trên màu lục sẫm, mặt dưới màu xám nhạt; cuống lá dài 4cm.
  • Cụm hoa mọc ở đầu cành thành chùy gồm nhiều hoa nhỏ màu lục hoặc vàng nhạt, có cuống ngắn, bao hoa có 6 thùy bằng nhau xếp thành hai vòng, thùy dài 4- 5mm, nhị 9; bầu có 4 ô.
  • Quả mọng to, nạc, dang quả lê, hình trứng hoặc hình bầu dục, tài 8 – 18cm, mùa lục vàng hoặc màu tím tía khi chín, vỏ mỏng, thịt mềm màu vàng: hạt to.

2. Phân bố, sinh thái

Chi Persea Mill gồm một số loài là cây gỗ hoặc cây bụi, phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới, á nhiệt đới châu Mỹ và đảo Canary.

Cây bơ có nguồn gốc ở châu Mỹ và được trồng nhiều ở Bắc Mỹ và vùng Caribê. Cây du nhập sang châu Phi, Israel và nhiều nước nhiệt đới khác như Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Việt Nam,… Bơ ưa khí hậu nhiệt đới, nóng và ẩm. Vùng trồng bơ thường có mưa nhiều.

Bộ phận dùng

Quả bơ (gốm vỏ quả 10,6%, Cơm quả 69% và hạt 20.5%)

3. Thành phần hóa học

Quả bơ chứa protein 1,7%, chất béo 22,8%, carbohydrat 0,8% và các chất vô cơ 1,1% Ca 10, P 80, Fe 0,7 và acid ascorbic 13mg/100g.

  • Các vitamin có trong quả là vitamin A 60 – 70, thiamin 100, riboflavin 170, acid ascorbic 8, vitamin D, brotin 10, nicotinamid 1, tocopherol và vitamin K 8 ug/100g.
  • Quả còn có acid pantothenic 850 ug/100g, acid folic 34 ug/100g và pyridoxin 610 ug/100g. Ngoài ra còn có manocetoheptose, acid artic 0,02% và tanin .

Cơm quả chứa 60 – 84% dầu béo (tính theo dược liệu khô). Các acid béo bao gồm 26,9% acid béo no (acid palmitic và acid slearic) và 71,6% acid béo không no (acid oleic và acid linoleic). Ngoài ra, cơm quả còn có lecithin, và các vitamin A, D, E.

Lá chứa tinh dầu (bao gồm methylchavicol, D-α-pen) và alkaloid.

Vỏ cây chứa 3.5 % tinh dầu, trong đó có methyl chavicol (thành phần chính) và anethol. (The Wealth of India, vol. VII, 1966)

Thành phần hóa học

4. Tác dụng dược lý

Tác dụng kháng khuẩn:

  • Dịch ép lá bơ có tác dụng kháng khuẩn trên Micrococcus pyogenes var aureus, Escherichia coli, Burallus subritis.

  • Nước sắc vỏ quả khô và hai có tác dụng khẳng khuẩn trên Micrococcus pyogenes.

Tác dụng tăng huyết áp: Cao nước của lá bơ có tác dụng làm tăng huyết áp vừa phải và kéo dài

Độc tính: Thỏ ăn nhiều lá bơ có thể bị chết

5. Tính vị, công năng

Quả bơ có vị ngọt nhạt, tính bình, có tác dụng dễ tiêu, làm cân bằng thần kinh, chống rối loạn tiết niệu.

6. Công dụng

Quả bơ được sử dụng để bổ dưỡng trong các trường hợp mới ốm dày, có thai, làm việc quá sức, trạng thái thần kinh bị kích thích. Còn dùng khi bị tăng độ acid nước tiểu, đau dạ dày, ruột, gan, mật.

Quả chín dùng ăn sống hoặc trộn với nước chanh, cho thêm đường, sữa, đánh đều thành kèm để ăn.
Nước hãm của lá bơ dùng để giải độc do ăn uống.

  • Trong Tân hoa bản thảo cương yếu của Trung Quốc có ghi quả bơ chữa đái đường.
  • Ở Brazin, quả bơ chữa rối loạn tiêt niệu.
  • Ở Peru, nước sắc hạt bơ lùng ngoài để kháng nhiễm, chống tổn thương và xung huyết do côn trùng, dùng uống có tác dụng làm se, chống amíp và chống ly. Cũng ở Peru, dịch ép quả bơ bôi ngoài để chữa rụng tóc, nước sắc quả bơ có tác dung kích dục và làm se.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top