1. Mô tả
2. Phân bố, sinh thái
Chi Salacia L, ở Việt Nam có 14 loài, phần lớn có dạng sống cây bụi, phân bổ rải rác khắp vùng núi thấp, trung du và hải đảo.
Loài chóc máu kể trên có vùng phân bố tương đối rộng, bao gồm các tỉnh Lạng Sơn (Đồng Đăng); Bắc Giang (Lạng Giang: Kép); Quảng Ninh (Quảng Yên); Ninh Bình (Đồng Giao); Nghệ An (Quỳnh Lưu); Quảng Trị, Thừa Thiên Huế; Đà Nẵng, Ninh Thuận (Ninh Hải); Đắk Nông (Đắk Mil); Đồng Nai (Biên Hòa) và Kiên Giang (Phú Quốc). Trên thế giới, loại này có ở Ấn Độ, Mianma, Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Malaysia, Indonesia và Philippin.
Chóc máu là cây ưa sáng, chịu được hạn và nắng nóng.
Bộ phận dùng:
Rễ.
3. Thành phần hóa học
4. Tác dụng dược lý
Tác dụng dọn gốc tự do, chống oxy hoá:
Một số thành phần hóa học phân lập được từ rễ cây chóc máu như Triterpen kiểu norfriedelan, lignan và catechin có tác dụng dọn gốc tự do, chống oxy hoá (Kishi et al., 2003).
5. Tính vị, công năng
Rễ chóc máu vị chát, tính ấm, có công năng khư phong, trừ thấp, thông kinh hoạt lạc. Sách “Tân hoa bản thảo cương yếu” cũng ghi: rễ, vỏ thân chóc máu vị chát, tính ôn, có công năng khư phong trừ thấp, thông kinh hoạt lạc.
6. Công dụng
Rễ chóc máu được dùng chữa viêm khớp, phong thấp, đau lưng, mỏi cơ bắp, cơ thể suy nhược. Liều dùng 20 – 40g sắc uống trong ngày.
Bài thuốc có chóc máu
Chữa phong thấp, viêm khớp, đau lưng, nhức mỏi gân cơ:
Rễ chóc máu, rễ cây khuy áo nhẵn (Pittosporum glabratum Lindl.), dây máu, mỗi vị 15 – 20g, sắc nước uống mỗi ngày.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh