Nguyên nhân viêm đường tiết niệu ở phụ nữ

Khi mắc chứng bệnh này người bệnh cần có biện pháp điều trị kịp thời, nếu để lâu sẽ khó khăn hơn cho việc điều trị.

Tìm hiểu về viêm đường tiết niệu ở phụ nữ

Phụ nữ có nguy cơ cao hơn mắc bệnh viêm đường tiết niệu, nguyên nhân là do cấu tạo cơ thể của nữ giới thích hợp cho sự xâm nhập của vi khuẩn. Ống dẫn tiểu từ bàng quang ra ngoài cơ thể ngắn hơn nhiều so với bộ phận này của nam giới.

Theo một kết quả thống kê cho thấy, có 1 trong 2 phụ nữ ở tuổi xấp xỉ 50 và 1 trong 6 phụ nữ ở tuổi 30 mắc phải viêm đường tiết niệu. Trong các ca bệnh thì có đến 80% ở mức độ nhẹ, trung bình và có thể chữa khỏi bằng việc sử dụng thuốc.Ngòai ra tỷ lệ mắc bệnh nữ giới cao gấp 5 lần nam giới, 50% phụ nữ trưởng thành phải đi khám và chữa về chứng bệnh này.

Việc chữa trị bằng thuốc có hiệu quả hơn nếu được kết hợp với việc hồi phục chức năng của vùng đáy chậu và cơ thắt. Ngoài điều trị người bệnh cần uống nhiều nước khoảng 1,5 lít nước/ngày, hạn chế uống những đồ uống chứa chất kích thích như trà, cà phê, rượu bia… Tham gia các môn thể dục thể thao để tăng cường sức khỏe và giảm bệnh tật.

 

Nguyên nhân viêm đường tiết niệu ở phụ nữ

Phụ nữ có nguy cơ cao hơn mắc bệnh viêm đường tiết niệu, nguyên nhân là do cấu tạo cơ thể của nữ giới thích hợp cho sự xâm nhập của vi khuẩn. Đường niệu đạo ngắn, thẳng và gần hậu môn nên nó tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập dễ dàng. Với cấu tạo đường niệu đạo kết hợp với việc vệ sinh không đúng cách, sử dụng băng vệ sinh quá thời gian… là nguyên nhân dẫn tới bệnh viêm đường tiết niệu ở nữ giới.

Ngoài ra còn một số nguyên nhân sau dẫn tới viêm đường tiết niệu ở nữ:

  • Nhịn tiểu lâu hoặc bàng quang không hoàn tòan rỗng làm tăng nguy cơ mắc bệnh
  • Không đi tiểu sau quan hệ tình dục, vì khi giao hợp đường đi của vi khuẩn đến bàng quang sẽ ngắn hơn
  • Di truyền gen, gen chỉ huy hoạt động của hệ thống tiết niệu bị lỗi
  • Phụ nữ đang mang thai: Do thay đổi cấu trúc của xương chậu nên phụ nữ mang thai dễ mất nhiều nước hơn bình thường, giảm số lần đi tiểu dẫn tới vi khuẩn dễ xâm nhập vào hơn.
  • Nguyên nhân khác: Chẳng hạn do rối loạn thần kinh chức năng kiểm soát bàng quang, một số thuốc cũng dễ bị viêm nhiễm. Ngoài ra nên lưu ý người bệnh tiểu đường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn bình thường.

Khi biết rõ nguyên nhân gây bệnh bạn nên tìm cách để chữa trị cũng như ngăn ngừa bệnh quay trở lại. Tốt nhất khi bị lần đầu bạn nên tìm đến bác sĩ để có biện pháp điều trị hợp lý. Đồng thời chăm sóc bản thân sạch sẽ để tránh những bệnh lây nhiễm không đáng có.

 

Xử trí khi bị viêm đường tiết niệu ở nữ

Biểu hiện của viêm đường tiết niệu khá rõ ràng chẳng hạn như đi tiểu liên tục, đau rát và rất khó chịu, bệnh sẽ tiến triển nhanh đối với những người phát bệnh.

Do đặc điểm cấu tạo của nữ giới khác với nam giới nên việc vệ sinh đúng cách luôn được đặt lên cao nhất, đặc biệt là trong thời kỳ kinh nguyệt và mang thai.

Nếu bị mắc bệnh viêm đường tiết niệu thì trong 24 giờ kể từ khi phát hiện ra các triệu chứng cần chữa trị ngay. Vì vi khuẩn lây lan khá nhanh nếu không điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Thông thường việc sử dụng kháng sinh mang lại hiệu quả từ 75 – 80%. Nhưng nhược điểm của nó là gây mệt mỏi và dễ tái phát do thói quen ăn uống không đủ liều.

Để an toàn hơn chúng ta nên sử dụng các cách chữa trị bằng thảo mộc. Loại thảo mộc như Kim ngân hoa giúp tiêu diệt vi khuẩn, Kim thiền thảo giúp thông riểu và làm giảm các triệu chứng rát buốt.

Thực phẩm chức năng Niệu Bảo có chứa Kim ngân hoa và Kim thiền thảo, nguồn gốc từ tự nhiên có tác dụng hỗ trợ điều trị viêm đường tiết niệu.

Ngoài ra bạn còn phải luôn giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ, uống nhiều nước để xả trôi vi khuẩn ra khỏi đường tiết niệu. Kháng sinh chỉ nên dùng trong trường hợp nặng và có sự tư vấn của bác sĩ.

 

Phòng ngừa viêm đường tiết niệu ở phụ nữ

Dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa viêm đường tiết niệu, phụ nữ chúng ta cùng tham khảo để phòng tránh nhé:

  • Chú ý vấn đề vệ sinh cá nhân, thường xuyên tắm rửa
  • Nên thường xuyên thay quần lót, không mặc quần quá chật, chất liệu nên chọn loại thông thoáng
  • Uống nhiều nước và đi ngủ đúng giờ
  • Đi tiểu khi có nhu cầu, không nên nhịn tiểu
  • Rửa sạch vùng kín và hậu môn, rửa đúng cách và không được sử dụng dung dịch vệ sinh hoặc xà phòng tắm có nồng độ cao.
  • Quan hệ tình dục điều độ, sau giao hợp nên đi tiểu để vi khuẩn trôi khỏi đường niệu đạo
  • Sử dụng băng vệ sinh chất luợng tốt, nên thay băng thường xuyên vào những ngày có kinh nguyệt
  • Nếu xuất hiện các triệu chứng ngứa âm hộ, ra nhiều huyết trắng nên lập tức đi khám phụ khoa để điều trị kịp thời.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top