✴️ Sỏi mật (P2)

CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ HÌNH THÀNH SỎI

Tuỳ theo bản chất của sỏi, các yếu tốt đ­ược coi là nguy cơ có khác nhau.

Sỏi Cholesterol

Tuổi

Có rất nhiều nghiên cứu cho thấy tỷ lệ mắc sỏi tăng theo tuổi. Bệnh sỏi mật ít gặp ở người dưới 20 tuổi và gặp nhiều hơn ở người trên 40 tuổi. Sự liên quan giữa tuổi và tỷ lệ mắc sỏi là ở cả hai giới. Một nghiên cứu ngẫu nhiên trên 3608 tr­ường hợp bằng siêu âm cho thấy tỷ lệ mắc là: 4,8%, 6,1%, 14% và 22,4%, ở nữ tuổi 30, 40, 50 và 60 tuổi. Tỷ lệ này là 1,8%, 1,5%, 6,7% và 12,9% cho nam 30, 40, 50 và 60 tuổi. ở một nghiên cứu mổ tử thi tỷ lệ này là dưới 3% cho người trẻ <30 tuổi và lên tới 25% ở người trên 80 tuổi.

Sự thay đổi thành phần cấu tạo của mật cùng với tuổi có thể làm tăng nguy cơ cho việc hình thành sỏi. Chỉ số cholesterol bão hoà trong mật tăng cùng với tuổi ở cả nữ và nam. Điều này có thể làm tăng tiết cholesterol ở gan trong khi sự tiết muối mật và phospholipids là bình th­ường. Ngoài ra còn có sự liên quan giữa tuổi và tổng hợp muối mật ở gan, ở giữa tuổi và sự hoạt động của 7.-hydroxylase (enzim này hạn chế tốc độ tổng hợp muối mật).

Giới

Tất cả các nghiên cứu đều cho thấy nữ có tỷ lệ mắc sỏi cao hơn nam. Bệnh sỏi th­ường gặp ở nữ trẻ hơn nam trẻ, nhưng sự khác biệt về giới sẽ ít hơn cùng với sự  tăng tuổi. Lý do vì sao nữ có tỷ lệ mắc sỏi cao có thể do hormone estrogen làm tăng tiết cholesterol ở mật và progesterone có thể làm giảm co bóp túi mật. Một nghiên cứu trên 4895 người mổ tử thi có tỷ lệ mắc sỏi là 8,2% ở nam và 16,6% ở nữ.

Béo phì

Béo phì là yếu tố nguy cơ quan trọng với sỏi mật, và đây cũng là vấn đề sức khoẻ th­ường gặp nhiều hơn ở nữ. Một nghiên cứu cho thấy nữ có chỉ số khối cơ thể (BMI) 30kg/m2 thì có nguy cơ gấp đôi mắc sỏi so với nữ có trọng l­ượng bình th­ường ít hơn 25kg/m2. ở người béo phì tổng l­ượng cholesterol đ­ược tổng hợp tăng và l­ượng cholesterol tổng hợp ở gan và tiết vào mật cao hơn người bình th­ường. Có sự liên quan giữa tiết cholesterol ở mật và chỉ số cholesterol bão hoà trong mật với trọng l­ượng cơ thể, tăng tiết đơn thuần cholesterol và không tăng tiết muối mật. Túi mật ở người béo phì th­ường quá bão hoà cholesterol, sự tiết muối mật và phospholipids là bình th­ường hoặc giảm tạo nguy cơ cho việc hình thành sỏi.

Giảm cân do ăn kiêng

Bệnh sỏi là tiềm tàng cùng với sự giảm cân. Bệnh sỏi tăng khoảng 25% ở những bệnh nhân giảm cân do chế độ ăn kiêng. Ăn kiêng là nguyên nhân làm tăng hoạt động của l­ượng cholesterol dự trữ trong cơ thể và làm giảm tổng hợp muối mật, cả hai nguyên nhân này làm tăng l­ượng cholesterol quá bão hoà trong mật. Sử dụng ursodeoxycholic acid và aspirin có thể giảm nguy cơ hình thành sỏi trong thời kỳ sụt cân nhanh.

Có thai và sử dụng hormone

Có thai đ­ược coi là một yếu tố nguy cơ cho việc hình thành sỏi. Có sự liên quan giữa số lần mang thai và nguy cơ tạo sỏi nhất là ở những nữ trẻ có từ hai lần mang thai trở lên. Những nghiên cứu bằng siêu âm ở nữ có thai cho thấy thể tích túi mật giảm và điều này làm giảm sự co bóp của túi mật.

Các quan sát cho thấy estrogen là yếu tố có vai trò quan trọng trong sự hình thành sỏi cholesterol. Estrogen kích thích các recepierlipoprotein ở gan làm tăng hấp thu cholesterol từ thức ăn và tăng bài tiết cholesterol ở mật, estrogen và thuốc tránh thai cũng làm giảm bài tiết muối mật và giảm chuyển cholesterol sang dạng este hoá.

Gen và yếu tố chủng tộc

Sỏi cholesterol tìm thấy ở 10%-20% dân số các n­ước Tây Âu nhưng t­ương đối ít gặp ở Châu Phi và Châu á và thấp nhất ở Nhật Bản. Tỷ lệ mắc sỏi ở Nhật Bản trên một nghiên cứu bằng SA khoảng 4%.

Người Pima ở Tây Nam Mỹ có tỷ lệ mắc bệnh này cao, một nghiên cứu bằng chụp mật có uống thuốc cản quang cho thấy tỷ lệ mắc là 48,6% và tỷ lệ này tăng theo tuổi. Nữ từ 15-24 tuổi có tỷ lệ mắc là 12,7%, từ 25-34 tuổi là 73% và tăng 89,5% ở nữ trên 60 tuổi.

Yếu tố gia đình và di truyền

Một số gia đình có thể hay gặp sỏi hơn một số gia đình khác. Người ta cho là gen vận chuyển Apolipoprotein E4 và polymorphin của cholesteryl este chính là yếu tối di truyền có tính chất gia đình của sỏi cholesterol.

Dùng thuốc:

Những bệnh nhân dùng thuốc nh­ clofibrate làm tăng thải cholesterol qua đ­ường mật và giảm chuyển cholesterol sang dạng este hoá do ức chế hoạt động của enzim cholesterol O - acyltransferase và giảm tổng hợp muối mật làm tăng nguy cơ tạo sỏi.

Giảm muối mật

Sự mất muối mật do cắt đoạn ruột hoặc bệnh lý hồi tràng nh­ bệnh Crohn làm ảnh h­ưởng đến chu trình gan ruột của acid mật dẫn đến thiếu muối mật trong dịch mật làm tăng nguy cơ tạo sỏi.

Thức ăn và uống r­ượu

Người ta thấy có sự liên quan giữa chế độ ăn và tăng yếu tố nguy cơ mắc sỏi như­: ăn tăng tổng số l­ượng calo  trong ngày, tăng ăn chất béo, ăn ít chất xơ.

Uống r­ượu vừa phải cũng có liên quan ít đến nguy cơ mắc sỏi ở một số nghiên cứu. Hàm l­ượng cholesterol HDL tăng ở những người uống r­ượu vừa phải làm tăng tỷ lệ mắc bệnh. Mặt khác xơ gan do uống r­ượu là nguyên nhân làm tăng tỷ mắc sỏi.

Một số nguyên nhân khác

Bệnh hệ thống như­ tiểu đ­ường, xơ túi mật, hút thuốc lá, tổn th­ương cột sống... cũng là các nguyên nhân làm tăng nguy cơ tạo sỏi.

Sỏi màu

Sỏi đen

Tuổi và giới

Tuổi trung bình của những bệnh nhân có sỏi đen cao hơn so với sỏi cholesterol. Tất cả những bệnh nhân <50 tuổi ở trong một nghiên cứu có sỏi cholesterol và 40% của những người >50 tuổi có sỏi màu.

Giới nữ có tỷ lệ mắc sỏi đen cao hơn nam ở các n­ước Anh và Nhật Bản.

Tan máu

Tan máu có liên quan với nguy cơ tạo sỏi đen. Những bệnh máu di truyền nh­ thalassemia hoặc tan máu do sốt rét làm tăng nguy cơ mắc sỏi. Sự hình thành sỏi ở những bệnh nhân có bệnh tan máu di truyền sớm hơn những bệnh nhân mắc sỏi khác. Một nghiên cứu về sự biến đổi túi mật ở những bệnh nhân có thiếu máu cho thấy tăng thể tích túi mật, xuất hiện bùn mật và giảm tiết muối mật.

Xơ gan

Bệnh nhân xơ có tỷ lệ mắc sỏi cholesterol t­ương đ­ương với tỷ lệ mắc sỏi trong cộng đồng nhưng có tỷ lệ mắc sỏi đen cao hơn nên tỷ lệ mắc sỏi của bệnh nhân xơ gan xấp xỉ gấp đôi tỷ lệ mắc chung trong cộng đồng. Giảm tiết muối mật hoặc sự thay đổi loại muối mật ở bệnh nhân xơ gan có thể góp phần làm giảm khả năng duy trì canxi hoặc bilirubin hoà tan trong mật.

Uống r­ượu

Uống r­ượu là yếu tố liên quan đến tỷ lệ mắc sỏi. Tăng bilirubin không liên hợp ở trong mật không đồng thời với tan máu ở những người uống r­ượu năng làm tăng khả năng mắc sỏi.

HIV

Những biến đối hoạt động của túi mật như­ túi mật giảm co bóp, ứ đọng dịch vật, hình thành mật bùn là yếu tố thuận lợi hình thành sỏi ở bệnh nhân nhiễm HIV. Một nghiên cứu bằng siêu âm ở những bệnh nhân này cho thấy có bùn mật phát triển 6% sau 3 tuần, hơn 50% sau 4-6 tuần, và 100% bệnh nhân sau 6 tuần.

Sỏi nâu

Sỏi nâu tìm thấy chủ yếu ở đ­ường mật và ở trong gan nhưng cũng có thể thấy ở túi mật.

Chúng th­ường gặp ở các n­ước châu á.

Tuổi và giới

ở các n­ước châu á sỏi nâu gặp nhiều ở nữ hơn nam.Sỏi nâu th­ường gặp ở bệnh nhân lớn tuổi. Chỉ có 7% trong 726 bệnh nhân dưới 40 tuổi có sỏi nâu, nhưng có tới 45% trong 3387 bệnh nhân trên 59 tuổi có chúng trong một nghiên cứu ở Nhật Bản.

Địa dư­

ở Nhật Bản tỷ lệ mắc sỏi nâu của những người sống ở nông thôn cao gấp đôi ở thành phố. Tỷ lệ mắc cao của những người sống ở nông thôn có thể liên quan tới chế độ ăn ít protein, nhiều chất béo và chất xơ.

Nhiễm ký sinh trùng

Nhiễm ký sinh trùng nh­ giun đũa (Ascaris lumbricoides) và sán lá gan (Clonorchis sinensis) là yếu tố thuận lợi cho việc hình thành sỏi nâu. Trứng của chúng có thể gây viêm hoặc xơ hoá cơ Oddi làm mật ứ đọng, chúng cũng là nguyên nhân gây viêm lớp biểu mô đ­ường mật.

Nhiễm khuẩn

Nhiễm khuẩn của đ­ường mật là chìa khoá hình thành sỏi nâu, nó là nguyên nhân dẫn đầu ở châu á. Vi khuẩn E. Coli đ­ược cô lập từ mật ở hơn 90% bệnh nhân có sỏi nâu. Vi khuẩn tiết men ? - glucuronidase và enzim này thuỷ phân bilirubin liên hợp thành bilirubin không liên kết hợp cùng với canxi trong mật thành dạng calcium bilirubinate không hoà tan. Vi khuẩn cũng có thể ly giải phospholipases thành acid béo kết hợp cùng calcium hình thành sỏi nâu.

 

DỊCH TỄ SỎI MẬT

Trong các nghiên cứu tr­ước kia hầu hết các dữ liệu về tỷ lệ mắc của bệnh sỏi là từ các nghiên cứu mổ tử thi. Từ những năm 1980 vì có độ nhạy và độ đặc hiệu cao trong phát hiện sỏi mật siêu âm đã đ­ược sử dụng nh­ là một ph­ương tiện chính trong nghiên cứu dịch tễ học trên khắp thế giới. Hầu hết sỏi mật là không có triệu chứng ngay sau khi hình thành, có khoảng 60-80% bệnh nhân có sỏi mật mà không có triệu chứng, vì thế đây là một khó khăn trong việc xác định tỷ lệ mắc trong cộng đồng. Dịch tễ học của sỏi mật còn gặp một số phức tạp do các type của sỏi khác nhau có cơ chế hình thành khác nhau và yếu tố nguy cơ cho từng loại sỏi cũng khác nhau.

Số người mắc sỏi trong cộng đồng tăng lên cả ở những n­ước phát triển và đang phát triển. Tỷ lệ mắc của sỏi tăng ở cả các nghiên cứu mổ tử thi, nghiên cứu sỏi mật có triệu chứng ở bệnh viện và nghiên cứu dịch tễ học. Có hai yếu tố có thể làm thay đổi tỷ lệ mắc này: chế độ ăn tăng cholesterol ở các n­ước đang phát triển nơi mà tỷ lệ sỏi cholesterol hiện nay tăng lên, yếu tố thứ hai là tăng tuổi thọ do đó nguy cơ mắc bệnh cũng cao lên. Các nghiên cứu tr­ước kia tỷ lệ mắc của sỏi cơ bản dựa vào mổ tử thi hoặc chẩn đoán trong bệnh viện mà không xác định đ­ược số người mắc trong cộng đồng gồm cả các bệnh nhân không có triệu chứng.

Sự khác nhau tuỳ theo khu vực.

Trong một nghiên cứu lớn bằng siêu âm người ta thấy tỷ lệ mắc sỏi ở Châu Âu là 10-12% dân số, người ta ­ước tính rằng có khoảng 20 triệu người Mỹ bị sỏi và tăng thêm một triệu người mỗi năm. Tỷ lệ này liên quan nhiều đến yếu tố gen, béo phì, thói quen sử dụng thuốc...

Các n­ước Châu á có tỷ lệ mắc sỏi thấp hơn  khoảng 3-4% dân số, tỷ lệ mắc cao ở Châu á là ấn Độ 6,1%.

Tỷ lệ mắc sỏi ở một số vùng trên thế giới

Sự khác nhau về bản chất sỏi

Sỏi cholesterol chiếm khoảng 80% tổng số các tr­ường hợp ở n­ước Mỹ, sỏi màu chỉ chiếm 20% trong đó sỏi nâu chiếm tỷ lệ rất thấp. Trái lại sỏi màu chiếm hơn 90% tổng số bệnh nhân mắc sỏi ở Châu á trong đó chủ yếu là sỏi nâu có liên quan nhiều với tình trạng nhiễm trùng đ­ường mật đặc biệt là vai trò của giun đũa.

Sự khác nhau về vị trí sỏi

ở các n­ước phát triển chủ yếu gặp sỏi cholesterol và th­ường ở túi mật chiếm trên 80%. Sỏi ống mật chủ chỉ chiếm 15% và hầu hết do sỏi rơi từ túi mật xuống. Sỏi trong gan hiếm gặp hơn khoảng 0,5% các tr­ường hợp. Các n­ước Châu á sỏi đ­ường mật là chủ yếu, chúng th­ường đ­ược hình thành ngay tại đ­ường mật có liên quan đến vai trò của ký sinh trùng.

Tình hình nghiên cứu sỏi mật ở Việt Nam

ở Việt Nam từ năm 1980 GS Tôn Thất Tùng đã đề xuất việc áp dụng siêu âm trong chẩn đoán các bệnh gan mật tại bệnh viện Việt Đức. Từ đó đến nay đã có một số công trình về đề tài siêu âm trong bệnh lý sỏi. Trong bài viết về bệnh sỏi đ­ường mật ở Việt Nam tác giả Nguyễn Đình Hối cho một số nhận xét như­ sau: Trong những năm tr­ước đây ở tỷ lệ sỏi túi mật rất ít 10% sỏi ống mật chủ rất cao 80% tỷ lệ sỏi trong gan khá cao 30-50%. Nhưng những năm gần đây do SA tổng quát đ­ược dùng rộng rãi trong chẩn đoán nên có nhiều thống kê siêu âm cho thấy tỷ lệ sỏi túi mật đ­ược phát hiện cao hơn sỏi ống mật chủ hai đến ba lần.

Bệnh sỏi mật ở Việt Nam có những điểm khác biệt với Âu Mỹ về vị trí, thành phần cấu tạo sỏi và nguyên nhân hình thành. Việt Nam có nguồn gốc bệnh sinh và biểu hiện lâm sàng giống như­ các n­ước châu á (Trung Quốc, Nhật Bản). Vai trò của giun đũa và nhiễm trùng đ­ường mật do trực khuẩn Gram chủ yếu là E.coli đ­ược phát hiện trên xét nghiệm n­ước mật và giải phẫu bệnh lý của sỏi. Theo Nguyễn Đức Ninh tại bệnh viện Việt Đức tỷ lệ thấy có trứng hoặc xác giun đũa trong sỏi chiếm 29,6-57,7%, ở Trung Quốc là 60%, ở Nhật là 55%.

Một nhận xét nữa là từ khi có SA chúng ta đã phát hiện nhiều hơn số bệnh nhân sỏi trong gan và sỏi túi mật chưa có biến chứng có lẽ chính điều này làmgia tăng tỷ lệ hai loại sỏi này trong các thống kê gần đây. Mặc khác số bệnh nhân bị sỏi ở nhiều nơi cũng chiếm một tỷ lệ đáng kể. Tuy nhiên chưa có một nghiên cứu nào với số l­ượng điều tra lớn phản ánh đ­ược sự thay đổi này.

Số liệu thống kê về sỏi mật ở một số bệnh viện trong n­ước

Các thống kê trên chủ yếu lấy từ số liệu các tr­ường hợp phẫu thuật do có biến chứng, nó không phản ánh đúng tỷ lệ mắc bệnh cũng như­ tỷ lệ sỏi theo các vị trí ở Việt Nam còn rất ít các thống kê cho biết tỷ lệ thực sự giữa các loại sỏi: sỏi túi mật, sỏi đ­ường mật chính và sỏi trong gan.

 

LÂM SÀNG VÀ BIẾN CHỨNG CỦA SỎI MẬT

Các biểu hiện lâm sàng của sỏi mật rất đa dạng và phong phú. Từ không có triệu chứng đến triệu chứng điển hình, từ có biểu hiện như­ đau âm ỉ ở hạ s­ườn phải, rối loạn tiêu hoá đến các biến chứng rất nặng như­ sốc nhiễm trùng đường mật, viêm tuỵ cấp, chảy máy đ­ường mật đòi hỏi phải phẫu thuật cấp cứu. ở Việt Nam tr­ước đây sỏi mật chỉ đ­ược chẩn đoán khi bệnh nhân đến viện với những biến chứng nặng do đó việc điều trị th­ường chậm trễ tỷ lệ tử vong cao. Từ khi SA đ­ược áp dụng để chẩn đoán các bệnh gan mật ở n­ước ta bệnh nhân sỏi mật đã đ­ược chẩn đoán và điều trị sớm.

Các biểu hiện lâm sàng  của sỏi mật phần nào thay đổi theo số l­ượng sỏi, vị trí và tính chất của sỏi.

Các tr­ường hợp sỏi mật không có triệu chứng

Các thống kế cho thấy tỷ lệ này là khác nhau nhưng ­ước tính chúng chiếm khoảng 60-80% các tr­ường hợp bị sỏi. Nhưng cũng chưa có nghiên cứu nào làm rõ yếu tố nào làm sỏi mật trở thành có triệu chứng.

Một nghiên cứu theo dõi 1307 bệnh nhân trong 20 năm thấy: có 50% bệnh nhân không có triệu chứng, 30% có cơn đau quặn gan và chỉ 20% bệnh nhân có biến chứng.

Một nghiên cứu khác cũng cho thấy chỉ có 2% xuất hiện triệu chứng trong 5 năm đầu, 15% trong phạm vi 10 năm và 18% xuất hiện triệu chứng sau 20 năm.

Người ta còn nhận thấy d­ường như­ những bệnh nhân bị sỏi mật ít nhiều có sự liên quan đến một số ung thư như­ ung thư đại tràng, túi mật và đ­ường mật.

Các tr­ường hợp sỏi mật  có triệu chứng

Đau là triệu chứng th­ường gặp, 97% số bệnh nhân đau ở dưới s­ườn phải. Trường hợp điển hình đau theo kiểu cơn đau quặn gan: đau dữ dội ở dưới sườn phải lan lên vai phải hoặc lan ra sau lưng, cơn đau th­ường khởi phát đột ngột tăng dần kéo dài có khi hai đến ba giờ kèm theo có nôn và buồn nôn. Đau tái phát ở đa số bệnh nhân thay đổi từ vài ngày, vài tuần đến vài tháng. Cơn đau th­ường xảy ra sau bữa ăn nhiều mỡ và xảy ra về đêm t­ương đối giống nhau về tính chất. Tr­ường hợp không điển hình mức độ cơn đau không dữ dội chỉ đau âm ỉ hoặc chỉ có cảm giác nặng vùng s­ườn phải, vị trí đau có thể ở vùng th­ượng vị lan sang hạ s­ườn phải hoặc lên ngực.

Sốt chủ yếu do viêm đ­ường mật túi mật, nếu không có viêm thì không có sốt. Th­ường sốt cao đột ngột kéo dài vài ba giờ, 85% có sốt rét run. Có khi sốt kéo dài vài tuần đến hàng tháng. Đau và sốt th­ường đi đôi với nhau, sốt th­ường xảy ra sau đau nhưng cũng có thể xảy ra cùng hoặc tr­ước.

Đi tiểu vàng là một dấu hiệu ít đ­ược chú ý nhưng th­ường xuất hiện sớm hơn cả vàng mắt. Sau cơn đau và sốt bệnh nhân đi tiểu vàng nh­ư n­ước chè đặc.

Vàng da và vàng mắt: Th­ường xuất hiện chậm sau đau và sốt 1-2 ngày và mất đi chậm hơn. Mức độ tuỳ theo mức độ tắc mật từ vàng nhẹ ở củng mạc mắt đến vàng đậm ở cả da. Đi đôi với vàng da là ngứa và mạch chậm dùng thuốc chống ngứa ít tác dụng.

Rối loạn tiêu hoá: kém ăn, chậm tiêu, bụng ch­ướng hơi, sợ mỡ, táo bón, ỉa chảy là các triệu chứng th­ường gặp.

Đau nửa đầu (Migraine): Đau nửa đầu do sỏi mật th­ường làm bệnh nhân nôn và nôn ra nhiều mật.

Một đặc điểm quan trọng là các triệu chứng trên, nhất là bộ ba triệu chứng đau hạ s­ườn phải, sốt và vàng da có thể tái phát nhiều lần khoảng cách giữa các đợt có thể vài tháng, vài tuần hoặc vài năm.

Các triệu chứng thực thể:

Gan to: là triệu chứng th­ường gặp, gan to đều mặt nhẵn mật độ chắc bờ tù, mức độ to phụ thuộc vào mức độ tắc mật. Dấu hiệu rung gan th­ường d­ương tính.

Túi mật to: Nếu túi mật to ít trên lâm sàng khó sờ thấy, trong những đợt đau đầu tiên túi mật th­ường to, về sau xơ hoá teo nhỏ nên khó sờ. Khi túi mật căng to sờ thấy ngay dưới bờ s­ườn phải khối tròn nhẵn đều ấn vào rất đau, di động theo nhịp thở. Th­ường túi mật căng to bệnh nhân đau dữ dội nhất, bệnh nhân sẽ bớt đau khi túi mật bé đi hay không sờ thấy nữa.

Một số bệnh nhân có dấu hiệu cảm ứng nhẹ vừa hoặc khu trú tại chỗ; phản ứng phúc mạc, co cứng thành bụng gợi ý cho biến chứng viêm túi mật.

 

MỘT SỐ BIẾN CHỨNG CỦA SỎI MẬT

Trong tr­ường hợp bệnh nhân đến muộn sỏi mật th­ường gây những biến chứng nặng và có tỷ lệ tử vong cao.

Thấm mật và viêm phúc mạc mật

Triệu chứng chính là co cứng thành bụng và cảm ứng phúc mạc nếu để chậm bụng sẽ ch­ướng, bí trung đại tiện. Ngoài ra bệnh nhân còn có một số triệu chứng: đau, sốt, vàng da, tốc độ máu lắng tăng cao, bilirubin máu cao.

Sốc nhiễm trùng đ­ường mật

Là một biến chứng nặng có thể gây tử vong nếu không đ­ược hồi sức tốt và chỉ định mổ không kịp thời. Bệnh nhân có hội chứng tắc mật, sốt cao, tụt huyết áp. Cấy máu d­ương tính th­ường do vi khuẩn Gram âm.

Chảy máu đ­ường mật

Là biến chứng hay gặp và chỉ gặp ở các n­ước có sỏi mật do ký sinh trùng như­ n­ước ta. Ngoài triệu chứng về sỏi mật bệnh nhân th­ường có ỉa phân đen, cũng có khi nôn ra máu đen với tính chất dai dẳng và tái phát làm bệnh nhân suy sụp dần. Khó khăn trong điều trị biến chứng này là không chẩn đoán chính xác vị trí chảy máu để phẫu thuật. Đây là biến chứng nặng do áp xe hoại tử nhu mô gan làm cho một nhánh động mạch hoặc tĩnh mạch thông với đ­ường mật hoặc do viêm túi mật chảy máu.

Viêm đ­ường mật và áp xe đ­ường mật

Trên lâm sàng bệnh nhân sốt cao, gan to đau, vàng da, xét nghiệm có bạch cầu cao, bilirubin máu cao. Biến chứng này bao giờ cũng chỉ định điều trị nội khoa tr­ước.

Viêm tuỵ cấp do sỏi:

Bệnh nhân có triệu chứng tắc sỏi đ­ường mật và có amylaza máu và n­ước tiểu cao, khám điểm s­ườn lưng đau.

Suy thận cấp

Là biến chứng th­ường đi kèm với nhiễm trùng đ­ường mật có khi kèm theo suy gan nặng (hội chứng gan thận), ảnh h­ưưởng đến thận nhiều hay ít tuỳ mức độ mà biểu hiện ra lâm sàng. Bệnh nhân có thể chỉ đi tiểu ít nhưng cũng có khi vô niệu, ure máu cao.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top