ĐỊNH NGHĨA
Viêm gan truyền nhiễm là một bệnh được Trung y mô tả trong phạm trù hoàng đản, huyết thống tích tụ là một bệnh truyền nhiễm chủ yếu theo đường tiêu hoá, bao gồm các triệu chứng như sau: vàng da hay không vàng da, đau sườn phải, gan to, ăn kém, bệnh có thể mắc quanh năm, quá trình phát triển bệnh là lây lan; thường gặp ở lứa tuổi là nhi đồng và thanh niên.
NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH
Bản chất bệnh là chính khí của tỳ vị bất túc, sức đề kháng cơ thể giảm sút, thấp nhiệt xâm nhập vào cơ thể phát sinh ra bệnh tật, thấp nhiệt uất kết ở tỳ vị ảnh hưởng đến sự lưu thông của dịch mật; dịch mật ứ đọng ở bì phu nên sinh ra vàng da (hoàng đản); nếu như tà khí yếu sức đề kháng cơ thể mạnh hoặc thấp nhiệt ảnh hưởng đến sự lưu thông của mật không đáng kể thì sẽ không có vàng da mà chỉ có những triệu chứng chủ yếu: đau sườn, ăn kém, sợ mỡ (gọi là viêm gan thể ẩn). Nếu như ngoại tà mạnh mẽ sức đề kháng cơ thể giảm sút hoặc là điều trị không kịp thời, không đúng lúc thì bệnh sẽ tiến triển kéo dài không khỏi và chuyển sang mãn tính; bệnh lâu ngày tạng phủ mất điều hoà mạch lạc bị trở ngại huyết không hành sẽ dẫn đến tích tụ mà sinh ra gan lách to (can thì thũng đại).
BIỆN CHỨNG PHƯƠNG TRỊ
Trước tiên cần phải phân biệt có vàng da hay không vàng da, nếu có vàng da thì củng mạc mắt và da sắc vàng rõ rệt giống như là màu vàng của quả quất thì gọi là “dương hoàng”; bệnh chủ yếu thuộc về thấp nhiệt thực chứng; nếu như sắc vàng và sáng tối không rõ rệt không được vàng tươi thì thuộc về âm hoàng, phần nhiều thuộc về chứng hàn thấp:;nếu như bệnh phát triển cấp tính, hoàng đản phát triển nhanh và nặng: phát sốt, phiền táo, loạn ngôn thậm chí hôn mê thì được gọi là “cấp hoàng”.
Điều trị hoàng đản thường dùng nhân trần là quân dược, điều trị dương hoàng phải căn cứ vào tình trạng thấp nhiệt nặng hay nhẹ để phối hợp thuốc thanh nhiệt trừ thấp nhiều hay ít, trái lại điều trị âm hoàng thì phải phối hợp với thuốc ôn hoàng trừ thấp; điều trị cấp hoàng thì phải phối hợp các thuốc thanh nhiệt giải độc, trừ thấp, thông khiếu, khi cần thiết cần phải phối hợp với Tây y để cấp cứu thời kỳ cấp tính không hoàng đản, tuy nhiên đa phần thuộc về tính thấp nhiệt nhưng thuốc dùng chủ yếu thì lại là bản lam căn và thanh đại diệp, có thể phối hợp thêm thuốc trừ thấp và thuốc thư can, thời kỳ giai đoạn mạn tính diễn biến của bệnh tương đối phức tạp, triệu chứng chủ yếu thuộc về khí huyết rối loạn, thấp nhiệt đã thanh bế bất giải, hư thực lẫn lộn cho nên trong biện chứng cần phải vận dụng kiện tỳ hoá trọc trừ thấp (ví dụ: phong lan, phục linh, sơn dược); hoặc giải uất thư can thanh nhiệt (ví dụ: khoản đông hoa, trúc nhự, uất kim) hoặc là hoạt huyết khư ứ thông lạc (ví dụ: đan sâm, xích thược, bồ hoàng, miết giáp) hoặc là dưỡng huyết nhu can bổ ích (ví dụ: nữ trinh tử, hà thủ ô, tang thầm, kỷ tử).
Nguyên tắc điều trị và dùng thuốc là không thái quá.
Bổ tỳ bất khả thái ủng.
Trừ thấp bất khả thái táo.
Thanh nhiệt bất khả thái hàn.
Khư ứ bất khả thái phá.
Dưỡng âm bất khả thái nhờn.
Sơ can bất khả thoái quá.
Đây là 6 nguyên tắc quan trọng, quyết định thành công hay thất bại trong chăm sóc về gan. Khi điều trị nhất thiết phải lưu ý đến chính tà song phương không thể công thái quá cũng không thể bổ thái quá mà phải chú ý đến bảo vệ và phục hồi công năng của tạng can.
THỂ BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN LÂM SÀNG
Thời kỳ cấp tính:
Thể thấp nhiệt hoàng đản (dương hoàng):
Toàn thân da vàng, vàng sáng rõ rệt nhất là niêm mạc mắt, phát sốt, đau sườn, buồn nôn mà không nôn, ăn uống kém, sợ mỡ, nếu mà nhiệt nặng có thể là táo hay lỏng, chất lưỡi hồng, rêu lưỡi vàng nhờn, mạch huyền và sác. Nếu mà thấp nặng thì phát sốt ít hay không sốt; toàn thân mệt mỏi, nặng đầu, ngực tức, bụng trướng, khát mà không muốn uống, tiểu tiện bất lợi, đại tiện nát, lưỡi nhuận trơn, rêu dày nhờn, mạch hoãn.
Phương pháp điều trị: thanh nhiệt lợi thấp thoái hoàng.
Phương thuốc: nhân trần thang gia giảm.
Nếu nhiệt nặng gia thêm hoàng cầm 12g, bản lam căn 20g.
Nếu sốt cao gia thêm kim ngân hoa 12g, liên kiều 12g.
Nếu thấp nhiệt nhiều thêm trư linh 20g, phục linh 16g, trạch tả 12g.
Nếu ăn kém thì kèm thêm kê nội kim 12g, mạch nha 12g.
Thể thấp nhiệt không vàng da:
Mệt mỏi vô lực, sườn bụng trướng đau, ngại ăn, chán ăn, sợ mỡ, tiểu tiện vàng, đại tiện hoặc táo hoặc lỏng, rêu lưỡi trắng nhờn hay vàng nhờn, mạch huyền và hoạt sác.
Phương pháp điều trị: thanh nhiệt lợi thấp.
Phương thuốc: ngũ hư tán gia giảm.
Phục linh 12g, trư linh 12g, trạch tả 12g, bản lam căn 12g, đại thanh diệp 12g.
Nếu sườn đau thêm hương phụ 12g, xuyên luyện tử 12g.
Nếu bụng trướng thì thêm chỉ sác 8g, sa nhân 12g, đại phúc bì 12g.
Thể cấp hoàng:
Có thể gọi là thể uẩn hoàng, thường là nhiệt độc tích thịnh tổn hại đến tâm huyết, nếu nặng là tà ẩn tâm bào (thể này tương đương với thể viêm gan hoại tử) cần phải điều trị kết hợp với Tây y vì bệnh diễn biến nhanh gây tử vong; nếu như bệnh tình nguy cấp gây vàng da nhanh chóng nặng; sắc da vàng thẫm, sốt cao, miệng khát, miệng hôi, phiền táo bất an, loạn ngôn, nếu nặng thì hôn mê bất tỉnh thường có tỵ nục, các ban điểm xuất huyết hoặc là tiện huyết, tiểu tiện ngắn và đỏ, đại tiện đa phần là táo, mạch huyền sác.
Phương pháp điều trị: thanh nhiệt lương huyết, giải độc thông khiếu.
Phương thuốc: hoàng liên giải độc thang gia vị.
Nhân trần 32g, hoàng cầm 12g, hoàng liên 12g, thạch xương bồ 8g, chi tử 12g, hoàng bá 12g, bản lam căn 35g, sinh đại hoàng 8g.
Nếu sốt cao phiền táo loạn ngôn thì thêm chí ngọc đan, tử tuyết đan (đều dùng 2 - 4g) hoặc an cung ngưu hoàng hoàn (mỗi lần dùng một hoàn) để thanh tâm khai khiếu cũng có thể dùng tê giác 2g (có thể dùng thủy ngưu giác 100- 120g để thay thế hoặc là dùng linh dương giác 3g), có thể dùng sơn dương giác 30 - 60g để thay thế, dùng những loại thuốc trên sắc trước, nếu xuất huyết nặng thì gia thêm sinh địa 20g, bạch mao căn 30g, say bột tam thất 4- 6g (hoà nước sôi uống), tiên cước thảo 20g, nếu hôn mê mà sốt không rõ ràng thì dùng tô hợp hương hoàn (1 hoàn), để phương hương giải uất khai khiếu.
Thời kỳ mãn tính:
Thể can uất tỳ hư:
Đau hai bên mạn sườn rõ rệt, ngực tức, bụng trướng, đắng miệng ăn kém, mệt mỏi vô lực, đại tiện lỏng nát, chất lưỡi nhợt, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch huyền.
Phương pháp điều trị: sơ can kiện tỳ.
Phương thuốc: tiêu giao tán gia giảm uất kim 12g; sườn đau nhiều thêm xuyên luyện tử, diên hồ sách đều 12g; nếu như nghiêng về tỳ hư thì tứ quân tử thang gia thủ ô 12g, xuyên tỳ giải 20g, hồng bì diệp 12g; nếu như rìa lưỡi có ban điểm ứ huyết thì thêm đan sâm 16g.
Thể khí trệ huyết ứ:
Sắc mặt sáng tối, thân thể gầy gò, sườn đau, bụng trướng hoặc là đau từng cơn, đau không cố định, quản phúc trướng đầy, ăn kém, gan to hoặc gan lách đều to, bàn tay son (sao mạch ở gan bàn tay và ô mô cái hoặc là có các sao mạch vùng ngực), đại tiện táo hoặc lỏng, tiểu tiện vàng, chất lưỡi hồng hoặc xám tía hoặc là ban điểm ứ huyết, rêu lưỡi vàng hoặc trắng nhợt, mạch huyền hoặc sác.
Phương pháp điều trị: thư can lý khí hoạt huyết hoá ứ.
Phương thuốc: đào hồng tứ vật thang gia giảm.
Sài hồ 12g, đào nhân 12g, xích thược 12g, đương qui 12g, đan sâm 12g, hương phụ 12g, diên hồ sách 12g, hồng hoa 8g.
Nếu như can tỳ thũng đại (gan lách đều to) phải gia thêm tam lăng, nga truật đều 12g, can tỳ thì gia thêm miết giáp, mẫu lệ nung 20 - 30g.
Thể can âm bất túc:
Đầu choáng, tâm quý, mất ngủ hay mê, ngực sườn đau tức, mệt mỏi vô lực, phiền táo cáu gắt, thư túc tâm liệt, chất lưỡi hồng ít rêu, mạch huyền tế sác.
Phương pháp điều trị: tư âm dưỡng can.
Phương thuốc: nhất quán tiễn gia giảm.
Sa sâm 12g, bạch thược 12g, mạch môn 12g, hà thủ ô 12g, nữ trinh tử 12g, sinh địa 20g, kỷ tử 12g. Nếu mất ngủ nhiều thêm dạ giao đằng 20g, toan táo nhân 12g. Nếu sốt cao thêm thạch cao 8g, đại cốt bì 20g.
Thể hàn thấp khốn tỳ:
Bụng trướng quặn tức, ăn kém, đầu nặng, đại tiện lỏng, tiểu tiện trong, lưỡi nhợt, rêu dày nhờn, mạch hoãn, nếu như đã có hời gian dài hàn thấp, toàn thân và niêm mạc mắt màu vàng sắc sáng tối hình hàn chi lạnh, tiểu tiện vàng, rêu dày nhờn, mạch trầm hoãn được gọi là âm hoàn.
Phương pháp điều trị: táo thấp kiện tỳ.
Phương thuốc: bình vị tán gia bạch truật, phục linh đều 12g, những trường hợp thuộc về âm hoàn thường dùng nhân trần tứ vị thang.
THUỐC NAM KINH NGHIỆM.
Giai đoạn cấp:
Ngư tinh thảo 20g hoặc bạch mao căn 30g, hy thiêm thảo 12g, sa tiền tử 12g, sắc uống.
Điền cơ hoàng 20g, thổ nhân trần, tích thuyết thảo, sơn chi tử đều 20
30g, đại kế 10 - 30g, bạch mao căn 30 - 60g, cam thảo 8g, sắc nước uống ngày 1 thang chia 2 lần uống.
Giai đoạn mạn tính:
Đan sâm 30g, đường đỏ 20g, sắc nước uống ngày 1 thang, loại thuốc này tốt với thể men chuyển amin huyết tăng .
Bạch bối diệp căn 60g, sắc nước uống ngày 1 tễ đối với cơ thể urê huyết cao rất có hiệu quả (bạch bối diệp căn là cây dã đồng hoặc rễ cây bùng bục ở Việt Nam).
Cương can hoàng: đương qui 12g, đan sâm 30g, hoàng kỳ 20 - 30g, bạch thược 12 - 20g, uất kim 12 - 20g, đẳng sâm 20g, trạch tả 12 - 20g, sơn tra 12 - 15g, hoài sơn 20g, bản lam căn 20g, nhân trần 12 - 30g, hoàng tinh 20g, thần khúc 12g, sinh địa 20g, tần cửu 12g, cam thảo 8 - 12g.
Tán bột nhỏ chế thành hoàn, mỗi lần uống 12g, mỗi ngày uống 2 lần, 6 ngày nghỉ 1 ngày, 6 - 8 tuần là một liệu trình cũng có thể dùng liều lượng thích hợp sắc uống ngày 1 thang.
Nếu đơn thuần men chuyển amin tăng cao thêm long đờm thảo, chi tử, bạch truật, phục linh đều 12g. Nếu viêm gan nặng tiêm truyền dung dị ch “6912” 50% nghiên cứu Viện Trung y (nhân trần 500g, hoàng cầm, hoàng bá, sơn chi tử đều 15g, hoàng liên, đại hoàng 75g) chế thành 40 - 80ml, dùng đường dung dịch nồng độ 4 - 8%, mỗi ngày 1 - 2 lần tiêm tĩnh mạch.
Nên uống đồng thời dùng tiêu hoàng thang: nhân trần 60g, hoàng liên 12g, chỉ thực 12g, đại hoàng 12g, toàn qua lâu 30g, hoàng cầm 20g, hoàng bá 20g, sơn chi tử 20g, chế bán hạ 12g.
Nếu men gan tăng cao kéo dài: quỉ châm thảo 30 - 40g, sắc nước uống mỗi ngày 1 tễ.
Giáng men SGOT, SGPT thang 1: nhân trần 20g, kim ngân hoa 20g, tử thảo 8g, bản lam căn 20g, bồ công anh 20g, hoàng cầm 12g.
Giáng men thang 2 thêm: sơn đậu căn 20g, phục linh 8g, hoạt thạch 8g, sài hồ 8g, mộc thông 8g.
Cũng có thể kết hợp châm, thủy châm điều trị triệu chứng.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh