✴️ Vị thuốc Cỏ đuôi chồn

1. Mô tả

  • Cây thảo cứng, cao 20 – 50 cm, phân cành từ gốc. Thân và cành mềm, hình trụ, khi non màu lục và có lông nhung, sau nhẫn và màu đỏ nhạt.
  • Lá kép mọc so le, 1 – 3 lá chét, cuống chung dài 1,5 – 3 cm, có lông mềm; lá chét hình trái xoan hay bầu dục, dài 2,5 – 5 cm, rộng 1,5 – 3 cm, gốc tròn hoặc gần hình tim, đầu tủ hoặc hơi khuyết, hai mặt màu lục nhạt và có lông nhất là ở mặt dưới; lá kèm hình tam giác nhọn, dài 4 – 5 mm.
  • Cụm hoa mọc ở đầu cành thành chùm trụ hoặc hình trứng, dài 3 – 5 cm; lá bắc hình mác nhọn. dài làm cho chùm hoa có nhiều lông như tóc: hoa có rất nhiều lông, mọc cong xuống, dài hình chuông, rất nhiều lông, răng không đều, tràng có cánh cờ hình bầu dục, cánh bên không cuống, cảnh thìa có móng dài; nhị 1 bó; bầu 2 ô.
  • Quả đậu, nhẵn, chứa hai hạt có vân mạng.
  • Mùa hoa: tháng 4 – 10.

2. Phân bố sinh thái

Chi Uraria Desv. trên thế giới có khoảng vài chục loài, ở Việt Nam có 12 loài. Cỏ đuôi chồn phân bố rải rác hầu như khắp các tỉnh trong cả nước, từ vùng núi thấp xuống vùng trung du, đồng bằng và ra các đảo lớn. Trên thế giới, loài này có ở Ấn Độ, Trung Quốc, Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philippin và Australia.

Cây ưa sáng, có biên độ sinh thái khá rộng. nên có thể thấy mọc rải rác ở các đồi cây bụi thấp, ven rừng, trảng cỏ, nương rẫy cũ, rừng thưa rụng

Bộ phận dùng:

Thân cây.

3. Tác dụng dược lý

Nghiên cứu một số tác dụng sinh học: 

Cao cỏ đuôi chồn không gây độc trên ấu trùng tôm biển (thử nghiệm BSLA), không có ảnh hưởng trên sự phát triển bộ rễ của lúa mì (W RG) và sự nảy mầm của hạt rau diếp (LSG). Tuy nhiên, cao cỏ đuôi chồn lại ức chế hoàn toàn sự phát triển của virus Reo (Jabbar et al., 2004).

Độc tính cấp:

Toàn cây có đuôi chồn thu hái vào tháng 1, rửa sạch, phơi sấy khô, nghiền thành bột thô rồi chiết bằng ethanol 50%. Lọc. Dịch lọc có cách thuỷ, sau đó cô áp suất giảm đến thể chất cao khô. Nghiên cứu độc tính cấp tiêm phúc mạc cho chuột nhặt trăng. Kết quả đã xác định được LD50 = 125 mg kg (Bhakuni et al., 1969).

4. Tính vị, công năng

Cỏ đuôi chồn vị ngọt, nhạt, tính bình, có công năng thanh nhiệt, giải độc, tán kết, tiêu thũng [TDTH, 1997, III: 477].

5. Công dụng

Lá và rễ cây cỏ đuôi chồn được nhân dân ta dùng để chữa kiết lỵ và trừ giun. Liều dùng 30 – 100g (không hạn chế liều vị ít độc) sắc lấy nước uống trong ngày. Nếu là lá thường dùng 15 – 30g.

Để tiêu sưng, lấy cành lá sắc uống, kết hợp dùng lá tươi giã nát, đắp ngoài.

Ở Ấn Độ, cây này là một thành phần trong phương thuốc Dashamula Kadha (hoặc Dashamularishta) rất hay được dùng với tác dụng bổ, hồi phục sức khỏe, chống viêm xuất tiết, nhưng có thể dùng riêng cỏ đuôi chồn.
Nhân dân Ấn Độ còn dùng toàn cây cỏ đuôi chồn để chữa sốt, sốt rét, cảm giác nóng bừng, khát, mê sảng, rối loạn thị giác, nhuận tràng, bệnh lỵ, thấp khớp, kích dục (aphrodisiac) [Kirtikar et al., 1998, I: 750 – 751].

  • Ở Malaysia, nước sắc của lá, rể được dùng chữa kiết lỵ.
  • Ở Indonesia toàn cây cỏ đuôi chồn được dùng có tác dụng bổ, chống viêm xuất tiết và để gây sẩy thai.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top