Bệnh bạch biến (Vitiligo): Da mất melanin dẫn đến các mảng da sáng màu hơn so với các vùng da lân cận.
Mụn trứng cá: Là một bệnh ảnh hưởng đến tuyến dầu của da do nhiều nguyên nhân khác nhau. Mụn trứng cá có thể dẫn đến trầm cảm, tự ti và để lại sẹo.
Viêm da và chàm: Viêm da thường dẫn đến sưng và nổi ban ngứa. Viêm da bao gồm viêm da tiếp xúc, viêm da tiết bã và viêm da dị ứng. Mỗi tình trạng viêm da có mức độ ảnh hưởng đến da khác nhau.
Nhiễm nấm: Nấm có thể xuất hiện ở da, móng và tóc. Các triệu chứng của nhiễm nấm thường nhẹ ở người khỏe mạnh, tuy nhiên nhiễm nấm có thể gây ra các triệu chứng nghiêm trọng hơn cho những người đang mắc chứng suy giảm miễn dịch. Một nhóm nấm men Candida có thể gây ra một loạt các bệnh nhiễm trùng, bao gồm bệnh nấm miệng (Oral thrush) và viêm quy đầu (Balanitis).
Các bệnh về tóc: Rụng tóc có thể do tình trạng sức khỏe tiềm ẩn, hói đầu. Rụng tóc cũng có thể bị ảnh hưởng bởi chấy rận.
Vấn đề về móng: Những tình trạng về móng như nhiễm nấm và móng chân mọc ngược. Các vấn đề này có thể là biểu hiện của các tình trạng bệnh lý khác.
Bệnh vẩy nến: Là một rối loạn da tự miễn mãn tính làm tăng tốc độ phát triển của các tế bào da. Sự tăng trưởng nhanh chóng này dẫn đến vảy da dày, đỏ và bạc. Bệnh vẩy nến đôi khi có thể có hình dạng tương tự như bệnh chàm.
Chứng đỏ mặt (Rosacea): một bệnh da phổ biến gây mẩn đỏ ở mặt và thường tạo ra những vết màu đỏ, thậm chí mụn đỏ hay mụn mủ. Bệnh làm da trở nên đỏ ở các vùng mũi, cằm, má và trán, ngực. Lâu ngày, da sẽ trở nên đỏ nhiều hơn và các mạch máu cũng có thể nhìn thấy rõ hơn, đôi khi có thể gây kích ứng mắt như mụn lẹo, sưng phù mí mắt. Phụ nữ có da trắng ở độ tuổi trung niên thường gặp phải bệnh này.
Ung thư da: Các dạng ung thư da phổ biến nhất là ung thư biểu mô tế bào đáy (BCC), khối u ác tính và ung thư biểu mô tế bào vảy (SCC). Phát hiện và can thiệp sớm có thể điều trị hầu hết các bệnh ung thư da.
Bệnh zona hay giời leo: Nhiễm virus ảnh hưởng đến các đầu dây thần kinh trên da và gây phát ban. Mặc dù tình trạng này sẽ tự khỏi sau vài tuần mà không cần điều trị. Tuy nhiên nên can thiệp để tăng tốc độ phục hồi và ngăn ngừa các cơn đau kéo dài,và các triệu chứng tê ngứa sau khi bệnh đã hết. Bệnh zona ở mắt có khả năng làm hỏng mắt.
Mụn cóc: Là tình trạng tăng sản da lành tính do khi virus có thể lây lan khi virus HPV xâm nhập vào lớp thượng bì. Các virus gây mụn cóc có thể truyền nhiễm sang người khác khi tiếp xúc với hạt mụn cóc hoặc sử dụng chung đồ vật như khăn tắm, quần áo…
Mụn cóc thường có màu trùng với màu da, nhưng cũng có thể có màu đen (nâu hoặc xám đen), phẳng và mịn trên bề mặt da.
Có thể sử dụng nhiều phương pháp điều trị để loại bỏ mụn cóc dai dẳng.
Nhiều bệnh lý da liễu có thể được điều trị bằng thuốc và liệu pháp không xâm lấn, nhưng một số bệnh cần can thiệp phẫu thuật hoặc điều trị xâm lấn.
Sinh thiết: Sinh thiết da chủ yếu được thực hiện để chẩn đoán hoặc loại trừ một số các bệnh lý về da. Có 3 loại sinh thiết da thường được thực hiện.
Lột hóa chất: Một phương pháp hóa học được áp dụng cho da làm cho một lớp da bị bong ra để lại một lớp da được tái tạo bên dưới thường mịn hơn.
Phương pháp này thường dùng để điều trị da bị tổn thương do ánh nắng mặt trời và một số loại mụn đồng thời cũng có thể giải quyết các vấn đề về thẩm mỹ chẳng hạn như tàn nhan và các vết chân chim ở mắt.
Tiêm mỹ phẩm: Nếp nhăn, sẹo và mất đàn hồi da mặt có thể được điều trị tạm thời bằng cách tiêm. Bác sĩ da liễu có thể tiêm liệu pháp botulinum, hoặc các chất làm đầy như collagen và chất béo. Điều trị thể kéo dài kết quả trong một vài tháng, vì vậy việc tiêm thuốc cần phải được lặp lại định kỳ. Một số người có thể tạo các kháng thể đối với Botox khiến cho việc điều trị lặp lại không hiệu quả.
Liệu pháp đốt lạnh: Đây là một phương thức điều trị nhanh chóng và phổ biến đối với nhiều bệnh lý da lành tính chẳng hạn như mụn cóc. Các tổn thương da được đốt lạnh để phá hủy các tế bào bị ảnh hưởng. Liệu pháp này thường sử dụng nitơ lỏng.
Mài da (Dermabrasion): Sử dụng bàn chải xoay tốc độ cao loại bỏ lớp da trên cùng, thủ thuật này làm mờ các mô sẹo, nếp nhăn, hình xăm và các mảng da tiền ung thư.
Cắt bỏ các tổn thương: Các tổn thương da được cắt bỏ để ngăn ngừa bệnh lây lan, thẩm mỹ, ngăn ngừa nhiễm trùng lặp lại, giảm bớt các triệu chứng hay để chẩn đoán. Tùy thuộc vào kích thước của tổn thương, thuốc gây tê cục bộ có thể được sử dụng để làm tê khu vực trước khi tiến hành thủ thuật.
Tẩy và cấy lông, tóc: Rụng tóc có thể được điều trị bằng cấy tóc hoặc các thủ thuật tác động lên da đầu. Lông trên cơ thể có thể được loại bỏ bằng cách triệt lông bằng laser hoặc điện phân phá hủy nang lông.
Phẫu thuật laser: Sử dụng một chùm ánh sáng đặc biệt để điều trị các khối u, mụn cóc, nốt ruồi, hình xăm, vết bớt, sẹo, nếp nhăn tẩy lông.
Phẫu thuật Mohs: Đây là một loại phẫu thuật đặc biệt cho bệnh ung thư da. Các lớp da được loại bỏ và kiểm tra dưới kính hiển vi cho đến khi không thể tìm thấy thêm tế bào ung thư.
Psoralen kết hợp với tia cực tím A (PUVA): Psoralen là một loại thuốc làm cho da nhạy cảm hơn với điều trị bức xạ. PUVA được sử dụng để điều trị các bệnh da như bệnh vẩy nến, viêm da và bạch biến.
Ghép da và vạt da: Ghép vùng da bị thiếu bằng cách sử dụng da từ nơi khác trên cơ thể. Da có thể được ghép từ một mảnh mô mà không cần cung cấp máu, vạt da có thể được thực hiện ở mô da gần khu vực mất da.
Trị liệu tĩnh mạch: Các tĩnh mạch ở chân nông là các tĩnh mạch bề mặt nhỏ bị suy giãn. Chúng còn được gọi là tĩnh mạch mạng nhện và thường được loại bỏ vì lý do thẩm mỹ. Điều trị xơ cứng thường là phương pháp điều trị ưu tiên đối với tĩnh mạch mạng nhện.
Những người có triệu chứng của bệnh ảnh hưởng đến da, tóc, móng hoặc niêm mạc nên gặp bác sĩ da liễu nếu tình trạng đó không đáp ứng với điều trị tại nhà.
Cá nhân có nhu cầu phẫu thuật thẩm mỹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu trước khi quyết định lựa chọn phương pháp thực hiện.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh