✴️ Nguyên nhân gì gây ra khối u trong bụng?

Nội dung

Các nguyên nhân và triệu chứng

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra khối u trong bụng, mỗi nguyên nhân đều có các triệu chứng đi kèm khác nhau. Các nguyên nhân bao gồm:

Ung thư

Có nhiều loại ung thư có thể gây ra khối u trong bụng. Các loại ung thư có khả năng gây u trong ổ bụng nhiều nhất là:

  • Dạ dày;
  • Gan;
  • Thận;
  • Đại tràng.

Các loại ung thư trong ổ bụng có một số triệu chứng giống nhau, bao gồm:

  • Sụt cân bất thường;
  • Chán ăn;
  • Đau vùng bụng;
  • Khối u lớn dần trong bụng;
  • Khó chịu.

Nang

Nang là các túi chứa dịch có thể xuất hiện ở nhiều vị trí trên cơ thể. Nang trong ổ bụng có thể trở nên đủ lớn để có thể tự cảm nhận được và chúng cũng có thể gây đau.

Nang buồng trứng lớn có thể dễ nhận thấy được khi vùng bụng dưới to lên. Trong chu kỳ kinh nguyệt có thể có niều nang hình thành, nhưng có một vài nang, ví dụ như nang lạc nội mạc, xuất hiện khi có các mô tương tự như mô của nội mạc tử cung nhưng lại nằm ở bên ngoài tử cung. Khối u này xảy ra trên bệnh nhân bị lạc nội mạc tử cung.

Các bệnh nặng khác

Có nhiều tình trạng nghiêm trọng khác cũng có thể gây ra khối u trong bụng bao gồm:

  • Gan to: Bệnh nhân có thể bị đau ở hạ sườn phải hoặc vàng da. Uống quá nhiều thức uống có cồn hoặc ung thư có thể làm cho gan to lên.
  • Abscess tụy: Bệnh nhân có thể đau ở bụng trên trái hoặc phải và sốt trong nhiều ngày.
  • Bệnh Crohn: Những bệnh nhân bị Crohn có cảm giác khó chịu ở trong ống tiêu hóa. Các triệu chứng bao gồm: đau bụng sau ăn và tiêu chảy.
  • Phình động mạch chủ bụng: Đại động mạch cung cấp máu cho vùng chậu, chân và bụng bị phình lên do thành mạch bị yếu. Bệnh nhân có thể có cảm giác đau chói tại lưng hay phía sau rốn.
  • Thận ứ nước: Khi thận phù to lên do bị nghẽn, bệnh nhân có thể có cảm giác đau ở bên hông, sốt, hoặc cảm giác buồn nôn.
  • Lách to: Bệnh nhân có thể cảm thấy đau ở 1/4 trên trái bụng và có cảm giác sưng phù lên.

nguyên nhân gây ra khối u trong bụng

Chẩn đoán

Việc chẩn đoán thường bắt đầu từ thăm khám lâm sàng và hỏi bệnh sử của bệnh nhân. Việc khám lâm sàng sẽ giúp bác sĩ xác định được vị trí của khối u và những tạng và mô nào có thể bị ảnh hưởng bởi nó. Bác sĩ thường sẽ thực hiện ấn bụng bệnh nhân để xác định vị trí đau. Các vùng sau đây sẽ được bác sĩ ấn bụng thăm khám lần lượt:

  • Một phần tư trên phải;

  • Một phần tư trên trái;

  • Một phần tư dưới phải;

  • Một phần tư dưới trái.

Việc ấn các vùng khác trên bụng sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán được nguyên nhân gây ra khối u bụng. Các vùng này bao gồm, vùng thượng vị, là vùng ở giữa bụng ngay phía dưới khung sườn, và vùng quanh rốn.

Thăm khám lâm sàng sẽ giúp bác sĩ nhận định được kích thước và độ cứng của khối u, cũng như bề mặt của nó. Những yếu tố này sẽ giúp bác sĩ đánh giá được nguyên nhân của khối u.

Sau khi thăm khám lâm sàng, bác sĩ sẽ đề nghị thực hiện thêm các chẩn đoán hình ảnh. Những hình ảnh này có thể cho bác sĩ thấy được kính thước và vị trí chính xác của khối u. Các chẩn đoán hình ảnh này bao gồm:

Nếu như bác sĩ cho rằng có khả năng bệnh Crohn hoặc một bệnh đường tiêu hóa khác đang gây ra tình trạng bụng đau và sưng lên, họ sẽ cho thực hiện nội soi đường tiêu hóa.

Nếu như chẩn đoán của bác sĩ là nang buồng trứng, họ sẽ cho thực hiện xét nghiệm đo lượng hormone. Bác sĩ cũng có thể cho thực hiện siêu âm để đánh giá kích thước, hình dạng, và vị trí của nang buồng trứng.

Bác sĩ cũng có thể sẽ cho thực hiện chụp hình mạch máu để chẩn đoán phình động mạch chủ bụng. Chụp hình mạch máu là kỹ thuật chụp hình X-quang của các mạch máu. Bác sĩ dùng các hình ảnh này để xem có sự tắc nghẽn mạch máu không hoặc xem mạch máu có bị hẹp không.

Khi nào nên đi khám

Nếu như cảm thấy có một khối u ở trong bụng mình, nên đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt, đặc biệt là khi có các triệu chứng sau:

  • Cơn đau nặng;

  • Sốt;

  • Nôn ói;

  • Tiêu ra máu.

Mặc dù không phải tất cả các khối u trong bụng đều cần phải được điều trị, bác sĩ có thể giúp bệnh nhân xác định được nguyên nhân nền và các lựa chọn điều trị.

Điều trị

Điều trị có thể diễn ra sớm nếu bác sĩ chẩn đoán được nguyên nhân sớm. Các lựa chọn điều trị thường gặp bao gồm: thuốc, phẫu thuật, hoặc chăm sóc đặc biệt.

Tùy thuộc vào nguyên nhân, bác sĩ có thể đưa ra các lựa chọn điều trị khác nhau, bao gồm:

  • Xạ trị;

  • Liệu pháp hormone;

  • Phẫu thuật loại bỏ khối u;

  • Hóa trị.

Bệnh nhân thường được hóa trị hoặc xạ trị để làm nhỏ kích thước khối u. Khi khối u nhỏ lại, bác sĩ có thể phẫu thuật cắt nó. Đối với nang, bác sĩ có thể đề nghị thực hiện phẫu thuật để điều trị. Tuy nhiên, họ cũng có thể cho dùng hormone liệu pháp, ví dụ như thuốc tránh thai, để điều trị một vài bệnh nang buồng trứng.

Tiên lượng

Trong một vài trường hợp, bác sĩ có thể thực hiện phẫu thuật loại bỏ khối u ngay. Nếu bệnh nhân được chẩn đoán mắc ung thư, bác sĩ sẽ thảo luận để đưa ra được lộ trình điều trị thích hợp, có thể bao gồm hóa trị và phẫu thuật để làm nhỏ khối u trước khi phẫu thuật loại bỏ nó.

Xem thêm: Phân loại các khối u

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Bệnh viện Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top