Trượt đốt sống là gì?
Trượt đốt sống là tình trạng thân đốt sống phía trên bị trượt (di chuyển) ra trước hoặc sau so với thân đốt sống bên dưới. Tình trạng này gây ra các cơn đau tại cột sống, có thể ảnh hưởng đến khả năng vận động của người bệnh nếu không được điều trị kịp thời.
Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này, điển hình là:
Phân loại trượt đốt sống dựa trên nguyên nhân thì có thể thấy trong các nguyên nhân gây trượt đốt sống, nguyên nhân do khuyết eo là thường gặp hơn cả. Đây là tình trạng xuất hiện khiếm khuyết một phần ở khớp liên mấu sau.
Bên cạnh đó, trượt đốt sống do chấn thương lặp lại nhiều lần cũng rất phổ biến. Nó thường xảy ra ở đối tượng làm các công việc đặc thù phải ưỡn cột sống quá mức như vận động viên thể dục dụng cụ, cầu thủ bóng đá, vận động viên cử tạ… Trong chấn thương cột sống có gãy cuống và vỡ mấu khớp thường làm cột trụ sau bị tổn thương làm cột sống mất đi tính bền vững vốn có và dễ gây trượt.
Trong trượt đốt sống gây ra do hậu quả của một số bệnh lý nhiễm khuẩn, hoại tử hay ung thư, các thành phần của cột sống bị phá hủy sẽ gây ra sự mất cân đối giữa hai trục vận động của cột sống, dần dà gây nguy cơ trượt đốt sống.
Ngoài ra, nếu người bệnh có tiền sử từng phẫu thuật thoát vị đĩa đệm hay u tủy cũng có nguy cơ tổn thương diện khớp khi mổ lấy bỏ cung sau.
Nếu xét về mức độ nguy hiểm thì trượt đốt sống do loạn sản (trượt bẩm sinh) thường có tốc độ tiến triển nhanh hơn và để lại hậu quả nặng nề cho khả năng vận động. Tuy nhiên, loại trượt đốt sống này cũng hiếm gặp nhất.
Trượt đốt sống L5 ra trước độ 1
Trượt đốt sống L5 hay trượt đốt sống thắt lưng là một tình trạng phổ biến hơn cả và đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây đau lưng, khiến người bệnh đi lại, vận động khó khăn.
Trượt đốt sống L5 ra trước độ 1 là cấp độ nhẹ nhất trong tổng số 5 cấp độ của bệnh. Trên phim chụp X quang ở tư thế nghiêng, tỷ lệ trượt đốt sống cấp độ này giao động trong khoảng từ 0-25% thân đốt sống. Nếu được phát hiện và điều trị trong giai đoạn này thì khả năng phục hồi là tốt nhất và người bệnh có thể tránh được các biến chứng nguy hiểm về sau.
Trượt đốt sống thắt lưng khiến cho người bệnh phải đối mặt với những triệu chứng, hậu họa đáng sợ như:
- Đau thắt lưng: Cơn đau bắt đầu từ vùng thắt lưng, đau tăng khi người bệnh đi, đứng lâu, cúi, ngửa người hoặc mỗi khi người bệnh ho hay hắt hơi. Cơn đau nghiêm trọng có thể lan xuống vùng mông, đùi, bắp, cẳng và bàn chân nếu có yếu tố chèn ép dây thần kinh tọa. Ngoài đau, một số trường hợp có thể kèm theo cảm giác buốt nhói và tê bì chạy dọc xuống chân.
- Hạn chế vận động: Người bệnh bị trượt đốt sống thắt lưng rất khó khăn nếu muốn thay đổi tư thế nhất là khi đang ngồi thành đứng, càng vận động thì cơn đau càng tăng lên. Trong nhiều trường hợp, người bệnh có thể cảm nhận được việc đốt sống bị trượt mỗi khi cúi/ngửa người.
- Thay đổi tư thế và dáng đi: Để giảm sự co cứng, căng cơ ở vùng thắt lưng và mặt trong đùi, người bệnh trượt đốt sống có thể có tư thế giảm đau như khom lưng về phía trước, vẹo cột sống sang một bên hoặc đi chập chững như trẻ đang tập đi…
- Biến chứng teo cơ mông do ngại vận động.
Trượt đốt sống cổ
So với trượt đốt sống lưng, trượt đốt sống cổ hiếm gặp hơn nhưng nó có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh. Tình trạng này có thể gây ra bởi những nguyên nhân sau:
- Thoái hóa cột sống: Quá trình lão hóa tự nhiên khiến cho đĩa đệm bị mất nước, dần xơ cứng và mỏng hơn. Bình thường, đĩa đệm có vai trò như một bề mặt đệm giúp hấp thụ lực để các đầu xương trượt trên nhau trơn tru. Khi nó bị mất nước và mỏng đi, khả năng hấp thụ lực cũng giảm, các đầu đốt sống di chuyển trên nhau khó khăn và dễ bị trượt hơn. Trượt đốt sống cổ do thoái hóa thường phổ biến hơn cả ở người từ 50 tuổi trở lên.
- Do dùng lực ở cổ quá nhiều: Người làm công việc cần sử dụng vùng cơ, cột sống cổ nhiều thì nguy cơ bị trượt đốt sống cổ cũng cao hơn. Điển hình như người làm nghề khuân vác nặng, diễn viên xiếc, vận động viên thể dục dụng cụ…
- Mắc bệnh bẩm sinh: Mặc dù khá hiếm gặp nhưng có trường hợp người sinh ra vốn có đốt sống mỏng hơn thì khả năng mắc bệnh này cũng cao hơn.
Hỗ trợ điều trị trượt đốt sống lưng, cổ nhờ An Cốt Nam
An Cốt Nam kết hợp các liệu pháp: Thuốc uống - Cao dán - Vật lý trị liệu và bài tập chuyên biệt. Trong đó thuốc uống có dược liệu kinh điển như Sâm Ngọc Linh, Bý Kỳ Nam, Trư Lung Thảo, Thiên Niên Kiện…
Phác đồ An Cốt Nam đã từng dành được nhiều lời khen ngợi của giới chuyên môn, điển hình trong chương trình “Sống khỏe mỗi ngày” - VTV2, Ths.Bs Hoàng Khánh Toàn (Bệnh viện 108) đã giới thiệu bài thuốc tới đông đảo người bệnh.
Để biết thêm thông tin chi tiết về bài thuốc An Cốt Nam bạn đọc có thể tham khảo TẠI ĐÂY.